Lo lắng với thông tin "Tắm nước nóng có hại cho bà bầu"

Nhiều chị em còn phá lên cười hóm hỉnh bảo nhau: “Tắm nước nóng không được mà nước lạnh cũng không xong, kiểu này chắc thôi khỏi tắm nữa vậy hoặc đợi hết đông tắm một thể”. 

Chị Thu Huyền (Long Biên, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: “Dù trời lạnh hay trời nóng, trước đây mình vẫn tắm nước nóng. Có lẽ đó là thói quen mất rồi bởi tắm nước nhiệt độ cao mình thấy sảng khoái vô cùng, đặc biệt là mùa lạnh. Nhưng giờ đang mang bầu, mình nghe thông tin là bà bầu nói không với nước nóng vì điều này sẽ khiến bé bị dị tật. Nghe tới đó mà mình nổi hết cả da gà. Không biết tin đó có đúng hay chỉ là thất thiệt? Nếu không được tắm nước nóng thì nên làm thế nào nhỉ?”.
 
Có bầu được 2 tháng, chị Thùy Chi (Trần Hưng Đạo, TP HCM) luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, phần vì có bầu, phần vì công việc ngồn ngộn. Một hôm, sau khi đi làm về, bạn rủ đi xông hơi cho thoải mái, Chi đồng ý đi cho "thay đổi không khí". Xong xuôi đâu đấy, chị thấy rất thoải mái, các lỗ chân lông được mở rộng, cơ thể thấy nhẹ nhàng hơn, dường như cơn mệt mỏi trước đó đã bị đánh tan. 

Mẹ bầu tắm nước nóng không có hại như vẫn tưởng 1
Nhiều bà bầu khi mang thai thường xuyên tắm nước nóng thậm chí xông hơi, 
các chuyên gia về Sản cho đó là một sai lầm (Ảnh minh họa)

Tung tăng đi về nhà vui hơn hớn, mẹ chồng chị thấy con gái tươi hơn mọi ngày mới hỏi thăm, bà hét ầm nhà khi biết con dâu vừa đi xông hơi. Bà bảo: “Con không hiểu gì rồi, tắm nước nóng người ta còn kiêng chứ nói gì đến xông hơi hả con. Giờ con thấy trong người thế nào? Có buồn nôn hay chóng mặt không?”...
 
Thấy mẹ chồng lo lắng ra mặt rồi giục chị lên nhà nghỉ, chị chỉ nghĩ có lẽ do mẹ lo lắng thái quá. Tối đó, anh xã nhà chị phải trực, rảnh rỗi Chi lên mạng tìm hiểu, chị hoảng hốt lo lắng khôn nguôi khi biết mẹ chồng không nói sai chút nào, đúng là xông hơi có hại cho em bé. 

Tắm nước ấm là an toàn hơn cả

Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà) chia sẻ tắm nước nóng kể cả tắm bồn cũng không hề ảnh hưởng tới bà bầu. Trái lại, chuyện tắm nóng còn giúp chị em thấy thư giãn thoải mái hơn rất nhiều.

Đúng là hiện giờ có nhiều thông tin cho rằng tắm bồn nước nóng hay thậm chí tắm nước nóng bằng vòi sen không hề tốt cho em bé và quá trình mang bầu bởi nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh về sau của thai nhi và làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Tuy nhiên, chúng ta cần xác định “nước nóng” là cụ thể bao nhiêu độ. Bởi cơ thể con người cũng chỉ chịu được một khung nhiệt độ nhất định.

Việc bà bầu tắm nước nóng không ảnh hưởng tới em bé bởi vì để “tới” được em bé, sức lan tỏa của nước nóng phải đi qua rất nhiều hàng rào bảo vệ: tử cung, nước ối… Để xảy ra điều đó là rất khó.


Bên cạnh đó, bác sĩ Dung cũng khuyến cáo chị em không nên lạm dụng tắm nước nóng bằng vòi sen và tắm trong bồn vì nó có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp, bị cảm.

Vậy tắm như thế nào là an toàn nhất?
 
Bác sĩ cho rằng, cách bảo vệ cả mẹ và bé trong những ngày đông lạnh giá là chị em nên sử dụng nước ấm vừa đủ từ 35-37 độ để tắm.

Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn và chăm sóc cho các bà bầu rất tốt. Lưu ý thời gian tắm chỉ nên dưới 20 phút mỗi lần tránh cảm cúm.



Mẹ em hạn chế em uống nước vì sợ “sữa loãng”. Rồi cấm em tắm vì bảo sẽ hậu sản. Vậy mẹ em có đúng không?
Mẹ bầu tắm nước nóng không có hại như vẫn tưởng 2