Nếu bị như vậy thì cháu nhờ bác sĩ tư vấn giúp cách điều trị. Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ. (Giang Thu - [email protected])
Trả lời:
Bạn Thu Giang thân mến!
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chỉ có thể trả lời như sau:
Mặc dù cân nặng hiện có của con gái bạn vẫn ở trong giới hạn bình thường nhưng thấp hơn so với chuẩn (trung bình bé gái 4 tuổi - 48 tháng tuổi nặng 16,1kg, cao 102,7cm). Tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra chiều cao cho bé. Mặt khác bạn cũng lưu ý dành thêm thời gian cho con gái chứ đừng tập trung quá vào bé nhỏ. Đồng thời, hãy khuyến khích động viên vai trò bé cùng mẹ chăm sóc em…
Còn con trai của bạn lại có tốc độ tăng cân quá chậm so với chuẩn (trung bình bé trai 9 tháng tuổi nặng 8,9kg, cao 72cm). Như vậy có thể nói bé hiện đang có tình trạng suy dinh dưỡng gầy mòn độ I (cân nặng/tuổi<-2SD). Nhưng để đánh giá xem bé có mắc bệnh còi xương hay không, cần có thêm nhiều thông tin khác, như vậy tốt nhất bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn!
Ở lứa tuổi này (cho đến tròn 12 tháng tuổi) trong ngày (24 giờ) bé trai nhà bạn cần khoảng 500ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, sữa mẹ đủ thì bé không cần ăn sữa công thức…) và 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày) đầy đủ 4 nhóm thực phẩm đặc dần, tổng tăng dần từ khoảng 60 - 90g gạo tẻ trắng, 60 - 90g thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…
Bạn lưu ý cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…
Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt. Nên thay đổi cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm… Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên.
Ngoài ra cũng nên tăng cường cho bé bú mẹ (việc này giúp mẹ tiết kiệm nhiều hơn). Mẹ cần ăn đầy đủ, đa dạng thực phẩm, uống nhiều nước, ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ (vì sữa mẹ được tiết nhiều vào ban đêm).
Chúc bạn và 2 bé luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc!
Những biểu hiện của bệnh còi xương