Khi đưa con nhập viện vì bị đồ chơi của bạn văng trúng vào mắt, chị Mai hốt hoảng vô cùng khi nghe bác sĩ cho biết con số trẻ nhập viện hàng năm do tai nạn từ đồ chơi mang lại là một con số khổng lồ. Hơn thế, khi được tư vấn về lựa chọn đồ chơi an toàn cho con, chị Mai cũng mắt tròn, mắt dẹt không ngờ những đồ chơi mình mua cho con vốn tưởng an toàn lại là nguy hiểm nhất.
Đồ chơi vốn dĩ là bảo vật tuổi thơ đối với con trẻ, bởi vậy để con được tuyệt đối an toàn, cha mẹ phải lựa chọn cẩn thận vì có những đồ chơi thực sự nguy hiểm với trẻ.
Cha mẹ hãy tuân theo các nguyên tắc sau khi lựa chọn đồ chơi, và hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình với bất kì ai là đối tượng có thể mua quà tặng cho con của bạn.
Đồ chơi phải phù hợp với mức độ phát triển của trẻ
Hầu hết các đồ chơi cho trẻ đều dán nhãn mác, độ tuổi thích hợp để chơi. Do vậy khi lựa chọn đồ chơi cho con, cha mẹ hãy xem khả năng của con và mức độ trưởng thành khi lựa chọn một món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
Hãy chọn đồ chơi đủ lớn (to)
Cho đến khi con lên 3, các bộ phận đồ chơi nên lớn hơn miệng của trẻ để tránh khả năng trẻ nuốt gây nghẹn, hóc. Để xác định xem một món đồ chơi có nguy cơ gây nghẹt thở hay không các mẹ hãy thử lắp nó thông qua một lõi cuộn giấy vệ sinh. Nếu đồ chơi hoặc một phần của đồ chơi có lọt qua thì chắc chắn nó không an toàn với con bạn.
Không chọn đồ chơi quá nặng, lớn hơn so với tuổi
Vì khi chơi con có thể làm rơi và gây ra những tổn thương cho cơ thể trẻ. Hãy chắc chắn con bạn có đủ thể chất để chơi những đồ chơi đó hay không. Ví dụ cha mẹ không thể mua cho trẻ một chiếc xe đạp có kích thước quá lớn bởi sự lựa chọn có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng nếu một con không có kỹ năng để kiểm soát xe đạp lớn hơn.
Hãy tìm những đồ chơi được lắp chặt với nhau
Mẹ hãy chắc chắn là những đồ chơi của con được gắn chặt với nhau, không có vết sơn không bị bong hay vết khâu của thú nhồi bông các nút, sợi, dải ruy băng, hay bất cứ thứ gì khác con của bạn có thể rút ra và cho vào miệng của mình.
Lựa chọn đồ chơi không có bât kì sợi dây hay cục nam châm nào
Vì đồ chơi có dư thừa một sợi dây đủ dài sẽ là quá dễ dàng có thể được quấn quanh cổ trẻ, gây nghẹt thở. Ví dụ như bộ đồ chơi điện thoại có dây nối với ông nghe… rất nguy hiểm với trẻ.
Nam châm có trong đồ chơi là cực nguy hiểm đối với trẻ bởi khi sử dụng đồ chơi trẻ có thể làm rơi ra khỏi đồ chơi và nuốt phải gây tắc nghẽn, nhiễm trùng, và sẽ tồi tệ hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.