Vì vậy, gia đình nên nhận biết trẻ vẹo cột sống sớm để có can thiệp tích cực và sớm nhất. Một cách đơn giản để phụ huynh nhận biết được con bị cong vẹo cột sống sớm là quan sát sự cân bằng hai vai trong khi trẻ tắm.
Để trẻ cúi lưng xuống, nếu vẹo cột sống thì bả vai bên trái thường thấp hơn bên phải, hay khi nhìn từ phía sau thấy cột sống của trẻ không thẳng.
PGS.TS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103 cho biết, vẹo cột sống được chia làm nhiều mức độ: Vẹo từ 10 - 200 thì trẻ cần được quan sát, theo dõi và có thể tự khắc phục bằng tập thể dục, tập xà đơn, bơi lội; từ 20 - 250 trẻ cần khám định kỳ sáu tháng một lần; từ 25 - 300, bệnh lý này cần đến sự can thiệp của điều trị bảo tồn, sử dụng áo nẹp chỉnh hình để ngăn cản sự phát triển của đường cong vẹo.
Ảnh minh họa
Với trường hợp độ cong vẹo trên 400 nên được tư vấn phẫu thuật để đem lại hiệu quả điều trị lý tưởng nhất. Tuổi mổ vẹo cột sống tốt nhất là từ 14 - 17 tuổi, đây là giai đoạn cột sống đã phát triển tương đối ổn định và quan trọng hơn là lứa tuổi này cột sống còn mềm dẻo.
Hiện nay, tại các khoa phẫu thuật cột sống của các bệnh viện sử dụng nhiều phương pháp phẫu thuật vẹo cột sống như phẫu thuật vẹo cột sống bằng đường ngực - thắt lưng gồm cắt đĩa, đặt ốc vào thân đốt với một thanh dọc để nắn chỉnh.
Sau mổ bệnh nhân được mang nẹp thân 3 - 6 tháng; kỹ thuật toàn ốc chân cung - khoan cột sống lối sau bắt ốc chân cung với các thanh nối dọc để nắn chỉnh và cố định cột sống.
Bác sĩ sẽ đặt các ốc chân cung từ N1 - TL5 bằng kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu. Đây là phương pháp mới, được đưa vào áp dụng có hiệu quả cao và an toàn trong việc nắn chỉnh cột sống và duy trì sự nắn chỉnh này trong thời gian dài, giúp liền xương tốt hơn.
Chiều cao trung bình cải thiện tốt sau mổ và ít thay đổi khi theo dõi lâu dài.