- Vệ sinh bình sữa: Rửa sạch và khử trùng bình, núm vú như hướng dẫn trên bao bì trước khi bạn bắt đầu dùng bình sữa cho bé ăn.
- Làm ấm sữa trong bình: Sau khi khử trùng bình sữa khô ráo, cho lượng sữa mẹ hoặc sữa ngoài cần dùng vào trong bình để làm ấm sữa. Bạn có thể dùng thiết bị làm ấm bình sữa hoặc đơn giản là đặt bình sữa vào một bát nước ấm (không nên dùng lò vi sóng vì lò vi sóng làm ấm sữa không đều).
Sau đó, kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách thử chạm bình lên phần da bên trong cánh tay bạn trước khi cho bé ăn hoặc nhỏ vài giọt sữa trong bình lên mu bàn tay.
- Tạo cho bé cảm giác thoải mái: chọn một nơi thoáng và dễ chịu để ngồi cùng bé trong lúc bé ăn và đừng quên cầm theo một chiếc khăn trong tay.
- Giúp bé bú bình: dùng một tay hoặc một chiếc gối để hơi dựng phần đầu và lưng của bé lên một chút trong khi tay còn lại cầm bình sữa.
- Nghỉ giải lao: bạn cần quan sát khi bé bú bình để có những lúc nghỉ giải lao hợp lý, tránh làm bé sặc sữa hoặc chớ sữa sau khi bú.
- Cố gắng thử và thử: nếu bé con của bạn đã quá quen với việc bú mẹ trực tiếp, thì có thể đầu tiên bé sẽ không chịu bú bình. Lúc này bạn không nên ép bé ngay từ lần đầu, hãy kiên nhẫn cho bé thử hàng ngày, chắc chắn sẽ đến lúc bé quen với việc bú bình như đã quen với bú mẹ.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng bạn không nên cho con ăn theo một thời gian biểu cứng nhắc trong những tuần đầu tiên của bé sơ sinh mặc dù bạn có thể có một lịch trình khá tương tự như thế sau một hoặc hai tháng.
Bạn nên cho bé bú mẹ trực tiếp hoặc bú qua bình khoảng 2 - 3 tiếng một lần hoặc khi bé có dấu hiệu đói. Theo tính toán trung bình của các chuyên gia, đến khi cân nặng khoảng 4,5kg, bé có thể bú khoảng từ 30ml đến 60ml sữa mỗi lần. Dựa vào đó bạn có thể đong lượng sữa tương đương nếu cho bé bú bằng bình.
Lưu ý cách hâm sữa tốt nhất:
Khi đã sẵn sàng cho bé bú bằng bình, bạn cũng có nhiều cách để hâm nóng sữa trong bình. Bạn có thể mua một chiếc máy làm ấm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản là dùng một bát nước ấm hay xoay bình chứa sữa dưới vòi nước ấm.
Nếu em bé của bạn quen với sữa ở nhiệt độ thường tức là ngang với nhiệt độ trong phòng hoặc mát hơn một chút, bạn có thể tiết kiệm được thời gian hâm nóng nhất là trong trường hợp bé đang khóc đòi ăn.
Đặc biệt, không bao giờ sử dụng lò vi sóng để làm nóng bình sữa, dù bên trong là sữa mẹ hay sữa bột. Nguyên nhân là do lò vi sóng làm nóng không đều và có thể tạo ra những phần nóng cục bộ dẫn đến bỏng. Một lý do quan trọng khác là dùng lò vi sóng làm nóng sữa trong bình có thể phá vỡ các chất dinh dưỡng trong sữa.
Bạn cũng cần nhớ không bao giờ được dựng đứng bình sữa trong khi bé bú bởi lượng sữa tràn vào miệng bé quá nhiều có thể gây sặc sữa, thậm chí là nghẹt thở cho bé. Bên cạnh đó, hãy coi việc cho bé bú qua bình cũng giống như cho bé bú mẹ trực tiếp bằng cách bế bé thật gần mẹ và trìu mến. Như vậy, thời gian cho bé ăn sẽ là những khoảnh khắc thân mật nhất, dịu ngọt nhất giữa hai mẹ con.
Các mẹ có thể tham khảo thêm video về cách cho bé bú bình dưới đây:
5 sai lầm nghiêm trọng khi cho bé bú bình cha mẹ cần tránh.