Thật khó để đưa con bạn đi khám mắt ở một trung tâm hàng đầu nhưng việc để ý và đưa con đi khám mắt ở cơ sở có chuyên môn cũng rất hữu ích để biết được tình trạng thị lực của con bạn.

Thị lực của bé được hình thành bắt đầu từ khi chào đời và xuyên suốt thời thơ ấu. Đánh giá của một bác sĩ nhi khoa có thể đủ nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh về mắt thì nên đưa con đi khám mắt cẩn thận tại cơ sở y tế đáng tin cậy.  

Việc khám mắt tại cơ sở chuyên khoa là rất quan trọng

Trước khi cho con đi học thì bé cần phải có một buổi khám mắt. Kể cả khi cháu đã được bác sĩ đa khoa khám sức khỏe toàn diện nhưng các mẹ nên để ý đến những biểu hiện sau nhé:

• Hiện đang theo học trường thiếu điều kiện vật chất
• Không muốn đi học
• Không chú ý bài vở
• Khó khăn khi đọc và viết
• Lúng túng khi trả lời câu hỏi trên bảng
• Nhìn bị mờ hoặc thấy hai hình
• Hay nhức đầu hoặc đau mắt
• Mất nhiều thời gian làm bài tập về nhà hơn bình thường

Quá trình đo thị lực trong lúc đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ hàng năm là đủ yêu cầu. Tuy nhiên, nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hoặc gia đình có thành viên phải đeo kính thì cha mẹ cần đến các chuyên gia chăm sóc mắt để kiểm tra cho bé.

Quá trình kiểm tra mắt bao gồm:

• Kiểm tra sơ bộ mắt: Các bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và mí mắt, kiểm tra các chuyển động cơ mắt khác nhau, và chiếu đèn kiểm tra đồng tử và phía trong mắt.

• Kính soi đáy mắt: Ở trẻ lớn hơn, bác sĩ sẽ kiểm tra võng mạc.

• Kiểm tra giác mạc ánh sáng phản xạ bằng đèn pin nhỏ. Ánh sáng phản chiếu cần sắc nét và tập trung lên cả hai đồng tử. Nếu các phản xạ ánh sáng giác mạc không sắc nét và rõ ràng, hoặc nếu nó ở ngoài trung tâm thì sẽ là bất thường.

• Che thử nghiệm: Xét nghiệm này phát hiện hai mắt có bị lệch nhau không. Điều quan trọng là để kiểm tra mỗi mắt một cách riêng biệt và chắc chắn bé sẽ không "nhìn trộm" với con mắt kia.

Các bác sĩ cũng có thể hỏi cha mẹ những câu hỏi sau đây:

• Theo bạn thì bé dường như vẫn nhìn tốt?
• Bé cầm cuốn sách có gần với mặt?
• Ánh mắt bé có nhìn thẳng và tập trung không? Hoặc như là chúng nhìn chỗ khác hoặc nhìn mơ hồ không?
• Thỉnh thoảng đôi mắt có vẻ bất thường không?
• Con bạn có hay nheo mắt, chớp mắt không?
• Con đã bao giờ bị chấn thương mắt chưa?

Cha mẹ cần chọn các bác sĩ có chuyên môn trong điều trị các bệnh về mắt cho trẻ em và có kinh nghiệm trong việc chữa hoặc tư vấn chăm sóc cho trẻ.  

Các vấn đề về mắt phổ biến của bé

Trong những năm mẫu giáo, nhiều vấn đề về thị lực có thể được phát hiện nếu phụ huynh và giáo viên để ý thường xuyên. Vấn đề về mắt thường của bé có thể bao gồm:

• Giảm thị lực: Đôi khi nhìn, hai mắt của chúng ta sẽ không tập trung cùng lúc mà có thể một mắt sẽ nhìn kém đi. Nếu không để ý nghỉ ngơi cho mắt, một mắt “lười biếng” này của bé có thể bị giảm thị lực và dần dần là cả hai mắt đều bị.
 
• Lác: Cả hai mắt không hướng đến cùng một mục tiêu. Mắt bị lệch cũng sẽ bị giảm thị lực. Có thể chữa bằng cách phẫu thuật hoặc dùng kính đặc biệt để mắt bị lác “làm việc” tập trung hơn.
 
• Tật khúc xạ: Mắt nhìn các đồ vật với hình dạng không chính xác và tầm nhìn bị mờ. Phổ biến nhất là cận thị, viễn thị, và loạn thị đều có thể được điều trị bằng kính.

Nếu con của bạn cần đeo kính, kính của chúng cần phải có khung nhựa cho an toàn. Thậm chí những vật liệu làm kính cho trẻ em cũng có quy định phù hợp. Một bác sĩ kinh nghiệm sẽ giúp con bạn chọn các gọng kính và mắt kính vừa phong cách lại vừa an toàn.