Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh, có vô số những lợi ích khi các thành viên trong gia đình ngủ chung với nhau trên một chiếc giường hoặc trong cùng một phòng. Điều này làm cơ thể mỗi người khỏe mạnh, giúp gia tăng hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc sống.
Khuyến khích sự tự tin của trẻ
Những nghiên cứu cho thấy, trẻ em khi được ngủ chung với cha mẹ sẽ tự tin hơn những đứa trẻ phải ngủ riêng. Bởi vì khi ngủ chung, bé sẽ cảm thấy ít lo âu và căng thẳng hơn.
(Ảnh minh họa)
Nói chung, khi một đứa trẻ thường xuyên đi ngủ cùng với sự hiện diện của một người lớn bên cạnh, chúng sẽ rất ít khi cảm thấy sợ hãi hay lo lắng về một điều gì đó. Từ đó khuyến khích sự tự tin, mạnh dạn của trẻ.
Trẻ ít gặp các vấn đề sức khỏe bất thường
Khi ngủ chung với bố mẹ, những đứa trẻ sẽ ít gặp những vấn đề tâm sinh lý cũng như hành vi bất thường hơn những đứa trẻ phải ngủ riêng.
Một trong những lợi ích dễ nhận thấy nhất là những đứa trẻ này sẽ ít phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn căng thẳng hơn. Từ đó giảm stress hữu hiệu cho bé trong cuộc sống.
Hơn nữa, khi ngủ cùng với trẻ ban đêm, cha mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát được những bất thường về sức khỏe của con: sốt đột ngột, mồ hôi trộm, chứng ngưng thở khi ngủ…
Khuyến khích phát triển tinh thần tốt
Ngoài những lợi ích về sức khỏe thể chất, ngủ chung với trẻ còn giúp con nhận được sự phát triển tinh thần cân bằng.
Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa William Sears giải thích rằng: “Hơn 30 năm quan sát những gia đình ngủ chung với nhau, chúng tôi đã nhận thấy một lợi ích tinh thần vô cùng to lớn. Đó là những đứa trẻ này phát triển hoàn thiện cũng như phát triển đầy đủ tiềm năng cảm xúc, thể chất và trí tuệ”.
Giảm nguy cơ rối loạn căng thẳng
Những đứa trẻ ngủ một mình có thể thường phải đối mặt với nguy cơ rối loạn cảm xúc và căng thẳng. Đặc biệt trẻ sơ sinh nếu được ngủ cùng mẹ sẽ thực sự kiểm soát, điều chỉnh giấc ngủ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể từ việc gần gũi này.
Nhiều nghiên cứu cho hay, những đứa trẻ khóc một mình thường phải trải nghiệm nồng độ hormone stress cortisol nhiều hơn những đứa trẻ khác đang ngủ cùng bố mẹ. Điều này gây thiệt hại cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nó làm cho trẻ dễ bị tác động bởi stress, dễ bị bệnh tật và khó khăn hơn để phục hồi sau khi bị ốm.
Thúc đẩy sự gần gũi gia đình
Những đứa trẻ được ngủ chung với bố mẹ thường lớn lên trong sự liên kết chặt chẽ, gần gũi và tình cảm với mọi thành viên gia đình.
(Ảnh minh họa)
Chưa kể, ngủ chung với nhau tạo cho các gia đình có nhiều thời gian chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Điều này giúp nuôi dưỡng tâm hồn non nớt của các bé, cho cả nhà một giấc ngủ ngon và ngọt ngào.