Giữ sức khỏe răng miệng

Mặc dù, sức khỏe răng miệng không phải là một trong những vấn đề hàng đầu được các bà bầu quan tâm, nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc sinh nở cũng như sự an toàn cho cả mẹ và bé. Đối với những người mẹ tương lai, vấn đề chăm sóc răng miệng càng cần được quan tâm đặc biệt, bởi ngày càng có nhiều bằng chứng cho rằng những người bị bệnh nướu răng rất dễ sinh non. Thai phụ bị bệnh nướu răng có nguy cơ sinh con sớm hơn so với thời hạn và bé sinh ra dễ bị nhẹ cân.

Nghiên cứu được thực hiện với những phụ nữ bị bệnh nướu răng chỉ ra rằng, khi vi khuẩn đường miệng đi vào đường máu, nó gây ra nhiễm trùng và làm gia tăng hàm lượng hoóc môn prostaglandin. Vào cuối thai kỳ, hàm lượng prostaglandin có thể kích thích cơn “chuyển dạ”.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của mẹ và bé. Kết quả cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng của bé có quan hệ mật thiết với tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ trong thời kỳ mang bầu. Nếu trong thời kỳ bầu bí bạn gặp phải những vấn đề liên quan đến răng miệng thì 80% là con bạn khi sinh ra sẽ gặp những vấn đề tương tự.

Vì vậy, muốn có một sức khỏe tốt và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu tương lai hãy quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc răng miệng ngay từ những ngày đầu.

Đi bộ một cách cẩn thận

Ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ sẩy thai rất cao, những va chạm, té ngã rất dễ gây ra sẩy thai. Vì vậy các mẹ cần phải đi lại rất cẩn thận. Đặc biệt là khi lên xuống cầu thang và trong phòng tắm vì những nơi này dễ trơn trượt.

Các mẹ cũng nên nói lời tạm biệt với đôi giày cao gót. Khi thai ngày càng lớn lên, tốt nhất mẹ bầu nên chọn những đôi giày, xăng đan, dép đế thấp hơn bởi vì lúc này trọng tâm của cơ thể sẽ thay đổi thường xuyên và khiến cho việc đi lại trên một đôi giày gót cao trở nên khó khăn. Thường thì từ tuần thứ 25 bạn nên đi giày đế thấp, đặc biệt nếu thấy đau lưng nhiều.

Theo một quan điểm khác thì tuyệt đối không nên mang giày cao gót (thậm chí là loại đế to) khi có thai. Vì khi cân nặng tăng, hình dáng và trọng tâm của cơ thể sẽ thay đổi, làm cho bạn đi lại khác với lúc bình thường. Một cú trượt chân, vấp khi mang thai có thể gây đau cho bản thân người mẹ và thậm chí có thể ảnh hưởng tới bé.

Vậy nên, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định thêm chiều cao cho bản thân trong giai đoạn bầu bí các mẹ nhé!
 
Làm quen với tư thế nằm nghiêng

Nếu mới mang thai (3 tháng đầu) thì việc bạn nằm tư thế nào cũng đều tốt. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn thứ 2 thì tốt nhất nhất nên chọn một tư thế nằm khác. Còn nếu đang ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ thì tuyệt đối không nằm ngửa dù trong bất kỳ tình huống nào, với khoảng thời gian ra sao. Khi nằm ngửa, trọng lượng của tử cung sẽ đè lên các tĩnh mạch khiến máu từ chân không thể quay về tim. Ngoài ra, nó cũng ngăn cản sự vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang con và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, đối với người bị huyết áp cao thì tư thế nằm này sẽ đặc biệt gây hại.

Tất nhiên, khi ngủ say, bạn không thể kiểm soát được thế nằm của mình. Nếu bị thức giấc trong tình trạng nằm ngửa thì đó là do cơ thể báo động, muốn bạn thay đổi vị trí nằm. Tốt nhất bạn nên để một cái gối giữa 2 chân, dưới hông hoặc sau lưng để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi phải ngủ nghiêng.
 

Ăn táo thường xuyên và uống sữa trước khi đi ngủ

Một quả táo mỗi ngày giúp bạn hạn chế thấp nhất những rắc rối về sức khỏe cho em bé trong bụng. Một nghiên cứu mới đây cho biết, nếu người mẹ ăn ít nhất 4 quả táo/ tuần thì bé sẽ giảm được một nửa dấu hiệu bị hen suyễn sau này.

Một cốc sữa ấm trước giờ đi ngủ có tác dụng ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân - sự co thắt cơ có liên quan đến dấu hiệu thiếu canxi.

 
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Phần thưởng của tuần này là một combor, gồm:
- 01 bỉm Tom và Jerry
- 02 Thẻ mua hàng của Shop Trẻ Thơ trị giá 50 nghìn
- 01 album ảnh vải cho bé
- Đồ chơi Farlin