Các chuyên gia khuyên rằng, phụ huynh cần coi đó là điều bình thường khi một bé mẫu giáo nói dối hoặc tự bịa ra một câu chuyện. Thay vào đó, bạn hãy hướng cho con cách giải quyết vấn đề. Đưa cho bé một cái giẻ lau và đề nghị: “Con lau bàn đi”.
Trong suốt quá trình phát triển của bé, bé sẽ học cách dùng ngôn ngữ để tưởng tượng, ra lệnh hoặc từ chối. Hãy hình dung khi bạn nhìn thấy bé làm tràn cốc nước quả nhưng bé vẫn cãi: “Con có làm tràn đâu”. Bản năng tự nhiên của bé là bướng bỉnh, không thừa nhận mình gây ra đống hỗn độn và cũng không muốn phải đương đầu với rắc rối. Đừng buộc tội ngay bé nói dối khi bé muốn từ chối trách nhiệm. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc tìm ra người làm đổ nước quả và nghiễm nhiên để bé có trách nhiệm với rắc rối mình vừa gây ra.
Nếu bé làm gì sai nhưng lại không thừa nhận, bạn thử động viên bé nói ra sự thật, dù đó là một chuyện khó. Để ngăn ngừa nói dối cho con, bạn hãy bắt đầu nói lý do vì sao lời nói dối là không ngoan. Khi bạn bắt gặp bé nói dối, hãy giải thích vì sao nói dối có thể làm tổn thương người khác và khiến mọi việc rắc rối hơn. Tất nhiên, giải thích không có nghĩa là bạn có một bài thuyết giáo dài dòng với một bé học mẫu giáo mà chỉ cần nói đơn giản. Và nhớ rằng, cách tốt nhất dạy con trung thực là bản thân bạn phải trung thực trước đã.
Đôi khi, nói dối là do bé tưởng tượng xa vời với thực tế. Chẳng hạn khi bé tuyên bố: “Con nhìn thấy một con voi ở lớp hôm nay, một con voi thật”. Cách khôn ngoan là động viên trí tưởng tượng cho bé bằng đề nghị bé kể chi tiết với bạn. Hai mẹ con có thể ngồi xuống cùng nhau và bạn giúp bé hoàn thành một bức vẽ về voi con.
Theo Me&be