Vô tâm, vợ lười nhác chăm con
Từ ngày yêu, nhìn Hồng Hoa suốt ngày kể ríu rít về đứa cháu ruột lẫn âu yếm trẻ con hàng xóm, anh Chính (Ngọc Hà, Hà Nội) mừng thầm: “Ắt hẳn sau này cô ấy sẽ là một bà mẹ tuyệt vời đây”.
Sau khi cưới 1 năm, anh chị hân hoan, hạnh phúc đón thiên thần nhỏ chào đời. Lúc này anh mới ngã ngửa vì cô gái ngọt ngào, yêu trẻ con đâu không thấy, chỉ thấy cô vợ quá lười nhác không chịu trông con.
“Có lẽ cô ấy là người phụ nữ độc nhất vô nhị trên thế giới chưa đêm nào phải thức vì con”, anh Chính than thở.
Mấy hôm đầu, biết vợ mệt mỏi sau quá trình vượt cạn, đêm nào anh cũng thức ru con, thay bỉm tã, pha sữa cho con ăn. Nhưng việc này kéo dài tới hơn 3 tháng khiến anh mệt phờ râu, chẳng còn sức đi làm, nhờ vợ thì chị suốt ngày than thở mệt mỏi đòi phải thuê giúp việc.
Kinh tế gia đình anh không dư dả, lại mới có con nhỏ, nuôi giúp việc là cả một vấn đề lớn, anh kêu gọi bố mẹ dưới quê lên trông con giúp cháu. Thương con, chiều cháu, ông bà cũng lọ mọ bỏ ruộng vườn lên thành phố.
Nhưng được vài bữa, anh thấy mẹ có vẻ không hài lòng, muốn về quê, gặng hỏi thì bà chẳng nói. Phải đến ngày anh đi làm về nhà sớm chứng kiến thấy cảnh "ngược đời", ông thì đang bế cháu, bà thì lăn ra giặt tã cho con trong khi cô vợ đang nằm chềnh ềnh trên giường khóc thút thít khi xem phim Hàn Quốc.
3 tuổi, bé Bông chỉ theo ông bà và bố, cứ mẹ đòi bế là bé khóc váng nhà, lẩn như trạch (Ảnh minh họa)
Anh khó chịu nhắc vợ: “Em không chăm con cùng bố mẹ à?”.
“Tại em bế thì nó lại khóc nằng nặc đòi ông bà nên thôi, em quay ra xem tivi. Mà anh lắm chuyện, ai trông chẳng được, ông bà trông thì thiệt gì?”, chị hồn nhiên trả lời rồi quay ra xem tiếp tập phim đầy nước mắt.
Anh Chiến Thắng (Quận 1, TP HCM) cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Anh than thở: “Ai đời làm mẹ của thằng con 6 tháng tuổi rồi mà cho con ăn sữa như thế nào chẳng biết, lúc nào cũng gò chặt con khiến nó khó chịu chẳng muốn ăn”.
Dù rất mãn nguyện khi hoàn thành xong trách nhiệm sinh con xong chị Trâm – vợ anh chỉ yêu con bằng mắt, còn lại là nằm chỉ tay năm ngón cho mọi người làm. Đến nỗi, chị ngại phải bế con nên cắt luôn nguồn sữa mẹ dành cho con và chỉ đạo cô Tứ - cô giúp việc pha sữa cho con ăn.
Một lần, anh vô tình nghe thấy cô vợ xinh đẹp của mình buôn dưa lê với bạn bè: “Giao con cho ô sin cho xong việc, đẻ xong mệt lắm, con thể nào chẳng lớn chẳng khôn. Sữa ngoài tốt hơn hẳn, tại sao cứ bắt nó ăn sữa mẹ, vừa xấu mình, vừa kém chất ấy chứ”, anh biết thừa chị lười cho bú nên mới bao biện như thế.
Anh Quang Anh cũng thất vọng tràn trề về cô vợ “sợ chăm con như sợ chuột”. Ngay sau khi sinh con xong, sau 2 tháng “sợ mất mật” vì chăm thằng con "lắm chuyện" từ bỉm đến sữa, tã, chị Ngọc – vợ anh chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng đến hết mấy tháng ở cữ còn đi làm "cho rảnh nợ".
Ngày đi làm, chị như chim được sổ lồng, chị giao con toàn tập cho ông bà, chị đi làm từ sáng sớm tới tối muộn, hết giờ làm chị còn lân la hết shop quần áo này tới shop khác, kế hoạch tập earobic dầy đặc... xong xuôi đâu đấy chị mới ung dung về nhà, chị mừng húm khi thấy con đã yên giấc.
Đêm con quấy khóc, một là chị nằm im vờ không nghe thấy gì, hoặc chị lại lay chồng dậy trông. Cứ đến cuối tuần chị lại lấy lí do đi đây đi đó để “dí con” cho chồng, cho ông bà chăm. Anh trách thì chị bảo: “Thôi, anh phải giúp em chứ, em đẻ rồi, tàn phai nhan sắc, tuổi thanh xuân lắm rồi. Anh trông đi khi nào nó lớn, em cho nó đi chơi”.
Còn lúc nào bất khả kháng phải chăm con, chị lại bật tivi lên cho con dán chặt mắt vào đó và ung dung làm việc khác.
Buồn lòng, con lẩn mẹ "như trạch"
Cũng bởi tính lười biếng vô tâm, mà bé Bông– con anh chị Hoa - Chính lớn tới 3 tuổi nhưng chỉ theo ông bà và bố, cứ mẹ đòi bế là bé khóc váng nhà, lẩn như trạch. Lúc này chị mới nhận ra, nếu mình không kịp thời “tu tỉnh” thì bé sẽ chẳng bao giờ coi mẹ là một người bạn, người thân thiết.
Mà việc chăm con, yêu thương con có "thời hạn" hẳn hoi, vì nếu chị không dành thời gian chơi với con thì tuổi thơ của con sẽ trôi rất nhanh, có thể sẽ đến lúc chị muốn níu kéo thời gian lại để sữa chửa sai lầm này nhưng đã muộn.
Chị Trâm – vợ anh Chiến cũng phải khóc ròng khi dựa 100% vào ô sin, những lúc chị có mặt ở nhà thì không sao nhưng anh chị không có nhà là cô Tứ lại ăn sạch đồ ăn của bé, thậm chí những lúc bé quấy, cô còn "đánh cho chừa".
Chị không biết rằng những lúc con giẫy đành đạch khóc lóc là vì con đói, nhưng chị lại tưởng “con hư” nên càng trốn con nhiệt tình. Phải đến khi tình cờ chị quên điện thoại ở nhà, quay về nhà lấy, chị mới chứng kiến cảnh cô Tứ nhồm nhoài ăn sạch cháo, sữa chua, hoa quả của con.
Nhiều bà mẹ vô cùng đoảng trong cách chăm con