Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.
Sai lầm 2: Dựa vào chuyển động nhẹ để ru bé ngủ
Bạn thấy bé thường dễ có những giấc ngủ ngắn lúc ngồi trên xe đẩy hoặc xích đu khi bạn đẩy nhẹ. Tuy nhiên, lợi dụng điều này quá thường xuyên sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé trước khi đi ngủ. Bé sẽ không ngủ được hoặc không có được giấc ngủ “dài hơi” đúng nghĩa nếu thiếu những chuyển động nhẹ nhàng kia.
Sai lầm 3: Đặt nhiều đồ chơi quanh nơi bé ngủ
Bạn để những thứ đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé vì nghĩ những món đồ này sẽ làm bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo hơn và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên đi giấc ngủ.
Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi. Để bé ngủ xa những nơi có tiếng ồn hoặc đối với những bé lớn hơn, bạn không nên cho con xem ti vi trước khi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến não và tâm trạng sau khi trẻ thức dậy.
Sai lầm 4: Bỏ qua thói quen trước khi đi ngủ
Bạn cho rằng đọc một câu truyện nhỏ hay hát ru trẻ trước khi ngủ là không cần thiết. Tuy nhiên, chính những việc đơn giản này lại làm bé cảm thấy “hài lòng” và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Sai lầm 5: Không thống nhất
Bạn cho trẻ ngủ một cách không thống nhất, khi thì bạn ôm trẻ ngủ cùng, khi thì bạn lại bắt trẻ phải ngủ một mình. Hãy tránh tình trạng này, nếu đã để bé ngủ riêng thì nên duy trì thói quen đó, nếu lo lắng cho bé, bạn có thể ngồi cạnh bé một lúc trước khi con chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng nhớ cũng chỉ nên làm việc này một vài ngày, nếu kéo dài trẻ sẽ ỷ lại chờ có bạn ngồi cạnh thì mới ngủ.
Sai lầm 6: Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm “kiểm soát” trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Một vài mẹo sau đây sẽ giúp mẹ tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ, ngon giấc.