Tờ New York Times trích dẫn một lời độc giả: “Tôi nghĩ rằng, chỉ có người Mỹ và người Anh mới chịu làm cha mẹ thích nắm quyền kiểm soát – dịch nôm na là cha mẹ trực thăng (Helicopter Parenting) - thuật ngữ ám chỉ các bậc phụ huynh suốt ngày lo lắng, định hướng, uốn nắn,… do thám con - nhưng thực tế, đó là xu hướng toàn cầu. 

Hiện tại, ở các quốc gia như Brazil, Đức, Chile, Ba Lan, Isarel, Nga và nhiều nước khác cũng áp dụng mô hình dạy con như vậy. Các bà mẹ luôn băn khoăn và lo lắng cho những việc làm của con cái, hoặc thường nghĩ rằng sự quan tâm của mình là chưa đủ - hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng toàn cầu”.
 
Alvin Rosenfeld cho rằng, cha mẹ ở thế kỷ 21 không phải là thiếu kiến thức khoa học khi dạy con, tuy nhiên “Thay vì cố gắng điều khiển lũ trẻ thì hãy hướng dẫn rồi thả chúng tự tìm hiểu, bởi nếu kiểm soát bọn trẻ trong một thời gian dài sẽ khiến mọi chuyện trở nên tệ hại hơn. Trẻ em đã có thể hiểu được ngôn ngữ của cha mẹ từ khi mới 15 tháng tuổi, trước cả khi chúng có thể trò chuyện. Điều này có nghĩa là bạn có thể yêu cầu con không được gây ồn ào ngay từ những năm tháng đầu đời khiến chúng có sự giao tiếp từ sớm”. “Nếu quá mong đợi ở trẻ em, chúng sẽ làm cho những điều đó tăng lên, mong đợi ít đi, trẻ em sẽ làm cho yêu cầu đó giảm hẳn”, Emma Jenner, viết trong cuốn: “Keep Calm and Parent On”.

Sai lầm nuôi dạy con của các "cha mẹ trực thăng" 1
Ảnh minh họa.
 
Hiện nay, các bậc cha mẹ “trực thăng” đang có nhiều loại khác nhau, đứng đầu là “Ó Đen” (Black Hawks) - tên một loại máy bay trực thăng chiến đấu lợi hại của không quân Hoa Kỳ. Những phụ huynh thuộc diện này thường có cách hành xử quyết liệt như giới quân sự, họ sẵn sàng yêu cầu tới cùng con cái phải thực hiện các quy định vụn vặt nhất, giống như nhà trường áp đặt lên học sinh, sinh viên để duy trì một trật tự cần thiết. Thứ hai, là cha mẹ “gây hại” (toxic parents), chuyên giám sát con, ngay cả trên yahoo, facebook… lắp máy theo dõi trong phòng ngủ của con để kiểm soát “mọi hoạt động” của trẻ mọi lúc, mọi nơi, đây là cách làm có hại cho đời sống đứa trẻ hơn là mang lại lợi ích cho chúng.
 
Phương pháp dạy con như vậy sẽ khiến trẻ lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ về cả tình cảm và cả các hoạt động cá nhân. Những đứa trẻ này sẽ khó có khả năng tự phát triển, hay ứng phó với những sóng gió ngoài xã hội. Hơn nữa, các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian chăm bẵm và quan tâm con cái thường khiến quan hệ vợ chồng bị rạn nứt, các hoạt động xã hội mờ nhạt dần và chính bản thân họ cũng không có thời gian để thư giãn hay nghỉ ngơi. Vậy nên, hãy để trẻ tự khám phá, học hỏi.. mà không cần phải “hy sinh” quá mức vì chăn sóc chúng thái quá sẽ có tác dụng ngược lại và làm hại cho tương lai của bọn trẻ sau này.