Mọi em bé đều là thiên tài

Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh, có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc!

Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý - nhà giáo dục nổi tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh – sinh con, khác với noãn sinh - đẻ trứng).

Bà nói: " người lớn khả năng tiếp thu này mất hẳn, còn ở trẻ nhỏ, đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của các đấng thần thánh. Từ khi mới ra đời, trẻ tiếp nhận các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng sau đó khả năng này nhanh chóng biến mất”.
 
Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất kể trình độ giáo dục là khó hay dễ, đều có thể được tiếp nhận dễ dàng.
 
Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu óc người lớn không thể có) khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng này như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, bé nào cũng có.

Với mức xử lý thông tin bằng khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những vấn đề ngữ pháp hóc búa.

Cha mẹ phải biết kích thích để trẻ phát triển tối ưu

Thế nhưng, vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy mà bố mẹ không biết, không tạo ra một kích thích mang tính giáo dục nào cho trẻ, đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh chóng biến mất.

Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có được tác động giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không thể kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh.

Trẻ nhỏ, trong 6 tháng sau khi sinh, tùy vào hành động của người mẹ mà có sự biến chuyển khác nhau. Hành động của người mẹ thời kỳ này sẽ quyết định tố chất thiên tài bẩm sinh của trẻ hoặc làm thui chột tố chất đó.

Người ta nói, mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não.

Trong thời kỳ này, không được để mặc trẻ lớn lên mà không có bất kỳ một tác động giáo dục nào. Những tác động tốt, sẽ giúp trẻ lớn lên có khả năng vượt trội đáng ngạc nhiên.

Có thể dạy chữ từ 0 tuổi!

Tiến sĩ Grain Doman người Mỹ, nổi tiếng về trị liệu cho trẻ khuyết tật não, trong cuốn sách: “Càng là bố mẹ, càng là những bác sỹ tuyệt vời”, đã nói một điều rất quan trọng rằng: “Về sự phát triển não của trẻ em, kỹ năng giáo dục của cha mẹ quyết định sự thay đổi cấu tạo của não trẻ”.
 
Tại trung tâm nghiên cứu trị liệu trẻ khuyết tật não của tiến sĩ Doman, trừ những trẻ em mù, còn lại tất cả các trẻ nhỏ từ sơ sinh trong trung tâm đều được nhận chương trình dạy dỗ để đến 1 tuổi rưỡi là biết đọc.

Cứ như vậy, hàng trăm trẻ nhỏ khuyết tật não độ tuổi 2- 3 - 4 bắt đầu đọc chữ, lớn hơn chút nữa là đọc vài cuốn sách, không những đọc mà còn có thể hiểu. Trong số trẻ 3 tuổi cũng có bé đọc được vài thứ tiếng, và hiểu được nội dung của cái mình đọc cũng có một vài bé.

Việc dạy chữ có thể nói là làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo.
 
Ở Nhật, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố kết quả điều tra ở trẻ nhỏ, cho thấy “trẻ đọc được hơn 22 chữ cái có nhiều điểm ưu tú hơn những trẻ chưa biết chữ”. Đây có thể nói là một chuyện tự nhiên. Chỉ có ăn uống và vận động, thì cũng chỉ hoạt động như não của động vật thông thường.

Khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu thứ hai này bắt đầu hoạt động, bỗng chốc trẻ trở thành con của loài người. Điều đáng lưu ý là để hệ tín hiệu thứ hai này hoạt động tốt, việc giáo dục - kích thích trẻ càng gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Nếu để tới khi trẻ 6 tuổi, khi nếp nhăn trên vỏ não đã hình thành tới 60-80% thì hiệu quả của hệ tín hiệu thứ hai bị giảm sút đi nhiều.

Thầy Ishii nổi tiếng về môn giáo dục dạy chữ Hán cho trẻ từ sớm nói: “Thời kỳ nhớ chữ Hán dễ dàng nhất là 3-4 tuổi. Qua độ tuổi này độ nhớ chữ giảm dần. 6 - 7 tuổi bắt đầu học chữ, kết quả tỉ lệ nghịch với tuổi, trẻ khó nhớ hơn. Số chữ cho trẻ lớp lớn tiểu học là 1.000 chữ Hán, nhưng vào tiểu học mới bắt đầu học thì nhớ 500 chữ đã vất vả rồi. Nếu như bắt đầu từ khi 3 tuổi, thì 1.000 chữ đó học trong 3 năm là nhớ hết.

Bởi vì, khi trẻ 3 tuổi là thời kỳ dễ học chữ, học nói nhất. Điều quan trọng là, nhớ nhiều chữ như vậy khiến chất lượng của não cũng thay đổi theo. 

Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!!