1. Làm gì khi trẻ thích nghịch sách, xé sách?
Đây là biểu hiện cho thấy trẻ rất thích sách bởi trong giai đoạn này trẻ thông qua miệng và tay để khám phá mọi thứ. Tốt nhất không nên cản trở bé, nếu bạn lo lắng con trẻ xé rách cuốn sách hãy cho bé chơi với những cuốn sách cũ hoặc báo cũ, tránh phá vỡ hứng thú mà trẻ đang có.
2. Làm gì khi trẻ giở sách lộn xộn, đọc sách ngược?
Hành vi này cho thấy trẻ có cách biểu hiện độc đáo trong hứng thú đọc sách, để bé tự do vui cầm sách và có sự hướng dẫn thích hợp sẽ giúp bé duy trì niềm vui đọc sách. Ngược lại, sự khẩn trương chỉnh đốn lại hành vi của trẻ sẽ làm mất đi sự nhiệt tình đọc sách.
3. Làm gì khi trẻ thích đọc đi đọc lại một cuốn sách?
Với trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo, trí nhớ và khả năng hiểu biết còn tương đối hạn chế, vốn từ mới, phương thức biểu đạt và tài liệu kiến thức cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để liên tục xuất hiện trong trí nhớ, dần dần trở thành tư duy của trẻ. Khi trẻ muốn bạn đọc hay kể lặp lại một câu chuyện hoặc cuốn sách, bạn hãy dành thời gian và khuyến khích sở thích này của bé nhé.
4. Có nên dạy trẻ chữ khi đang đọc, kể chuyện?
Điều này nên thuận theo sự phát triển tự nhiên, nếu trẻ sẵn lòng muốn học chữ hãy đọc cho chúng nghe, nếu trẻ không thích thú với cách làm này, tốt nhất đừng nên gượng ép.
5. Trong thời gian đầu, mỗi tuần cần đọc, kể chuyện cho trẻ mấy lần, có nên cố định thời gian cụ thể?
Theo các chuyên gia, nếu có điều kiện tốt nhất nên dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách hay kể chuyện cho trẻ. Thời gian nên dựa trên tâm trạng hứng thú của trẻ, nếu bé không muốn không nên ép buộc tránh gây ra cảm xúc tiêu cực đối với việc đọc sách.