Lò... luyện con

Mơ ước của các bậc phụ huynh khi con còn nhỏ thậm chí có người còn đặt kỳ vọng ngay cả khi con đang trong bụng mẹ rằng khi con nhận thức được, họ sẽ cho con ngay vào khuôn khổ, nề nếp. Họ nhồi nhét vào đầu con rằng, “con nhất định phải thành thủ khoa, đầu bảng, phải nằm trong top”. 

Thế là nhà nghiễm nhiên thành lò luyện con. 

Bà ngoại cu Mí dạo này cứ đến thăm cháu về lại ốm. Hóa ra bà quá mệt mỏi khi con rể ép cháu bà học nhiều quá. Thằng bé mới có 4 tuổi vậy mà thời khóa biểu dạy dỗ đã dày đặc. Công việc của anh làm freelance nên nhiều thời gian. 

“Tuân lệnh” vợ, anh lên thời khóa biểu cho cu Mí: sáng 6h30 dậy, đánh răng ăn sáng đến 7h học bài đến 8h rồi đi học mẫu giáo. Chiều 4h bố đón về, ăn nhẹ, 4h30 học tới 6h chiều, ăn tối rồi 8h học tới 9h30. 

Hàng ngày, Mí bị bố ép học thuộc lòng một đoạn thơ rồi cộng trừ từ 1 đến 10. Nếu Mí làm tốt thì được nghỉ học sớm trước 30 phút còn nếu chưa tốt bố sẽ sẵn sàng thêm giờ học cho Mí. Có ngày Mí vừa ngáp vừa học tới 11h đêm. 

Bà ngoại Mí than thở: “Khổ thân thằng bé, ngày nào nó cũng gọi điện bảo ngoại đến chơi với Mí để Mí đỡ phải học. Có lúc đang ngủ say, Mí bật dậy lẩm bẩm trừ 1, trừ 2. Tôi cũng xót cả ruột. Chẳng hiểu thế hệ trẻ này nghĩ gì mà ép con học ghê như vậy?”

"Tẩu hỏa" vì bị bố mẹ ép làm thần đồng 1
Họ nhồi nhét vào đầu con rằng,“con nhất định phải 
thành thủ khoa, đầu bảng, phải nằm trong top”. (Ảnh minh họa)

Bà tìm cách khuyên can các con nhưng chẳng ai nghe, anh Phan Anh còn bảo: “Mơ đến việc học là tốt mẹ ạ, chứng tỏ nó còn biết suy nghĩ. Nó không bị ám ảnh gì đâu, mẹ đừng lo thái quá”. 

Nói với con gái thì chị Linh còn “vặc” lại cả mẹ: “Không dạy nó học thì nó hư chứ mẹ. Mẹ đừng so sánh hồi xưa làm gì bởi nay khác rồi. Không học thì sau này ra đường ăn cám à? Mẹ nữa, mẹ đừng chiều nó, kệ cho nó khóc, mẹ cứ để bố nó dạy”. 

Đến vài buổi thấy Mí mắt sưng húp ngồi học với bố, bố thì lăm lăm cây thước trong tay, quát con ầm nhà, bà đâm mệt mỏi, giận con bà chẳng đến nữa. 

Anh Phong – chị Nhi (Lĩnh Nam, Hà Nội) cũng chạy đua vũ trang với đám bạn theo phong trào cho bé học thay vì chơi ở tuổi lên 3. 

Từ khi bé biết nói, thấy con có khả năng nhớ nhanh, tính giỏi, anh chị chắc mẩm bé nhà mình thuộc diện xuất chúng nên dành dụm, đổ tiền đổ nong cho bé Xù đi học từ Toán, võ đến vẽ, đàn ca.

Bé 3 tuổi nhưng có cái cặp sách to hơn cả anh chị học cấp 1 nhé” – mẹ bé tự hào khoe. Quả thật con bé cũng nhanh thật, bé cộng trừ không cần viết ra giấy, nhẩm vài giây là ra ngay đáp án. Hàng xóm rồi bạn bè chị đến ai cũng đố một lần cho biết thì cũng khen: “Công nhận Xù thông minh thật đấy”. 

Anh chị tự hào và hài lòng lắm nghĩ mình đang đầu tư đúng lúc, đúng chỗ. Thời gian học của con tăng lên, cặp ngày một nặng, bài ngày một nhiều. Trong khi đám trẻ con hàng xóm réo gọi Xù đi chơi nhưng chẳng lúc nào Xù rảnh mà đi cả. 

Cuối tuần, Xù lại được bố mẹ cho đi chọn sách rèn luyện trí thông minh. Anh chị cả tuần “nhồi nhét” con khiến bé ngày càng thu hẹp mối quan hệ giao tiếp với bạn bè. 

Nhồi nhét - phương pháp sai lầm

3, 4 tuổi là độ tuổi học mà chơi, chơi mà học của bé, thời gian chơi sẽ vượt trội thời gian học. Nếu cha mẹ ngay từ nhỏ đã tạo sức ép quá đà sẽ khiến bé gặp trục trặc tâm lý. 

Từ chỗ nhanh nhẹn, hoạt bát sau một thời gian bị “nhồi” những đứa trẻ này đã trở nên chậm chạp, nhút nhát, không tập trung và chỉ cần nhìn thấy sách vở là bé tỏ ra khiếp sợ. 

Sau một thời gian bố mẹ đàn áp học nhiều, Mí đâm mệt mỏi, buồn bực. Cứ đến giờ học, thằng bé lại tìm mọi cách để “trốn”, hết đau đầu đến đau bụng, bé cứ xin đi “ị” rồi ở tịt trong nhà vệ sinh. 

Biết con giả vờ, anh Phan Anh dọa dẫm đe nẹt, đòn roi đủ kiểu khiến bé càng ngày càng thu mình.

Bé Xù thì tỏ thái độ không hợp tác với bố mẹ, hay chơi một mình, không tình cảm như trước nữa. Bố mẹ bé để ý thì thấy bé tự ti hơn hẳn so với trước đây. 

Thực chất, tâm lý cho bé học sớm không xấu nhưng các ông bố bà mẹ đang ép con phải chạy theo guồng quay thành tích của chính người lớn. Bố mẹ có áp lực trước bạn bè, xã hội, họ dồn lại áp lực cho đứa bé 3 - 5 tuổi. 

Đó là điều sai lầm vì ở tuổi này, bé chỉ tiếp nhận được một lượng kiến thức nhất định như nghe kể chuyện, hát bài trẻ con, tô màu, vẽ tranh…

Bên cạnh đó, ép con học, phụ huynh đã “lấn sân” sang thời gian chơi của con, điều này vô cùng tai hại, nó sẽ gây hạn chế trong khả năng giao tiếp của bé. 

Ép trẻ học quá sớm vô tình phụ huynh sẽ làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này. 



Nếu ép trẻ con học đã là chuyện vất vả thì việc ép trẻ em ăn còn vất vả hơn nhiều!
"Tẩu hỏa" vì bị bố mẹ ép làm thần đồng 2