Khoai lang
Khoai lang là loại củ an toàn cho bữa ăn dặm của bé, giúp bé tiêu hóa tốt thức ăn hơn. Loại củ này có chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C, vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…
Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Vị ngon ngọt, thanh mát của loại củ này sẽ khiến bé thích thú hơn với bữa ăn dặm.
Khoai lang là loại củ an toàn cho bữa ăn dặm của bé, giúp bé tiêu hóa tốt thức ăn hơn (Ảnh minh họa)
Cà rốt
Cà rốt chứa nguồn beta caroten, vitamin A, khoáng chất, chất xơ vô cùng dồi dào, điều này rất có lợi cho thị giác, tim mạch của bé. Đây là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nên bạn có thể tùy ý sáng tạo thực đơn ăn dặm cho con bằng cách luộc, hấp với thực đơn ăn dặm.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khỏe của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Cho con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.
Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
Cà chua
Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa, đây được cho là thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Cà chua có tác dụng giải độc, tái sinh tế bào, phát triển hệ thống thần kinh, tránh cảm cúm, bảo vệ da cho bé. Bạn có thể xay nhỏ cà chua nấu cùng với bữa ăn dặm của con. Các mẹ cũng cần lưu ý cân đối lượng cà chua vừa phải trong chế độ ăn dặm của con nhé!
Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa,
đây được cho là thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm của bé (Ảnh minh họa)
Bí đỏ
Bí đỏ có chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C, kaly, magie, sắt, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn.
Cũng như cà rốt, mẹ chỉ nên cho bé ăn bí đỏ 1-2 lần/ tuần thôi nhé kẻo bé bị vàng da đấy.
Cũng như cà rốt, mẹ chỉ nên cho bé ăn bí đỏ 1-2 lần/ tuần thôi nhé kẻo bé bị vàng da đấy.
(Ảnh minh họa)
Quả bơ
Các chất dinh dưỡng, vitamin (chất xơ, chất béo bão hòa, kali, carbohydrate, protein, vitamin E, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C…) có trong quả bơ rất có lợi cho sự phát triển ở bé. Đặc biệt, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não của trẻ em.
Thêm vào đó, trái cây này được xem là một trong những loại quả tốt nhất dành cho thời kỳ ăn dặm. Từ bơ bạn có thể làm nhiều món cho bé thưởng thức: nạo thành những miếng nhỏ giúp bé nhâm nhi, hoặc nấu cùng cháo cũng khiến mùi vị thêm đậm đà, ngầy ngậy, bé ăn ngon miệng hơn.
Trái cây này được xem là một trong những loại quả tốt nhất dành cho thời kỳ ăn dặm (Ảnh minh họa)
Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách "thịt trắng", và "thịt trắng" dễ hấp thụ hơn "thịt đỏ" (Thịt bò, thịt lợn).
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng
dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm (Ảnh minh họa)
Cá
Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.
Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch.
Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần (Ảnh minh họa)
Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, sẽ có một số thứ mẹ cần phải chuẩn bị để phục vụ cho giai đoạn này của bé.