Sự phát triển của em bé

Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc. Chiều dài của bé tính từ đầu đến mông ước khoảng từ 2 - 4 mm (bé ngồi). Cách đo này được sử dụng nhiều hơn là cách đo từ đầu đến gót chân, vì thời điểm này tư thế của bé vẫn còn cong, khiến cho cách xác định chiều dài chính xác là rất khó khăn. Nhịp tim đập khoảng 100 đến 160 lần/phút - gần gấp hai lần nhịp tim của bạn - và máu bắt đầu lưu thông qua cơ thể. Lúc này, bạn đã chính thức có thai được 4 tuần.

Từ thời gian này trở đi, con bạn sẽ bắt đầu phát triển rất nhanh. Trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập. Dây rốn được hình thành và ống thần kinh dọc theo lưng của bé đã hoàn chỉnh. Bộ não bắt đầu phát triển, lấp đầy cái đầu đang hình thành và to dần. Mắt và cả những khe rãnh sau này sẽ trở thành tai trong của bé cũng đang bắt đầu hình thành. Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.

Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.


Ở tuần thai thứ 5, mắt và tai em bé đã hình thành.

Những thay đổi của cơ thể mẹ

Không ai có thể biết bạn đang mang thai khi nhìn bạn vào thời điểm này vì trông bạn chưa ra dáng một bà bầu nhưng bản thân bạn nhận thức rõ điều đó nhờ các triệu chứng thai nghén vào tuần này, chẳng hạn như đau đầu ngực, căng tức vú, mệt mỏi liên tục, đi tiểu nhiều hơn bình thường… Bạn thậm chí có thể bị són tiểu khi bạn ho. Điều này là do tử cung đè lên bàng quang. Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu.

Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén các mẹ không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay.

Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi.

Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, nếu cảm thấy lo lắng về bất thường về gien, hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu từng đau đầu trước khi có thai và tiếp tục nặng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử áp dụng một số cách tích cực trị chứng đau đầu.


Thăm khám bác sỹ

Hãy sớm thực hiện cuộc kiểm tra với bác sĩ sản khoa và duy trì thường xuyên để biết cách chăm sóc bản thân tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Theo thống kê thì những phụ nữ nhận được chăm sóc trước sinh sớm có khả năng sinh con lớn và khỏe mạnh hơn những phụ nữ khác.

Ngoài việc phải từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, … vì bạn cần phải bảo vệ cơ thể cũng như thai nhi chống lại sự nhiễm trùng. Để bắt đầu, hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, cố gắng nghỉ ngơi nếu trong người cảm thấy không khỏe và động viên chồng bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để giữ cho môi trường xung quanh được lành mạnh.

Mua sắm

Bầu ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi kích thước trong thời kỳ mang thai. Một chiếc áo ngực phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn (loại có móc vào áo ngực của bạn để kéo dài kích thước xương sườn) sẽ cho phép bạn sử dụng được trong thời gian mang thai dài hơn.

Tập thể dục

Duy trì các hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai giúp bạn vượt qua những thay đổi vật lý tốt hơn, chống mệt mỏi hiệu quả hơn và khuyến khích bạn ăn nhiều hơn. Nó cũng sẽ giúp điều chỉnh roller-coaster cảm xúc của bạn thông qua các protein cảm giác tốt, được gọi là endorphins sản xuất bởi tuyến yên.