Nhưng bạn sẽ giúp con bằng cách nào, nhất là khi thói quen tiết kiệm tiền của bạn chưa chắc đã thật sự đúng cách. Sau đây là một số cách để bắt đầu:
Độ tuổi từ 6-7 tuổi là thời điểm thích hợp để con bạn tập làm quen với cách chi tiêu khoa học. Trước đó, trẻ nên biết đếm, làm các phép tính cộng trừ nhân chia, làm quen với các mệnh giá tiền và đọc hóa đơn đơn giản. Ngoài ra, bố mẹ nên nói cho con hiểu, khi nào, tại sao phải chi tiêu và chi tiêu như thế nào cho một nhu cầu cần thiết.
Hạn chế thời gian xem ti vi của trẻ. Những điệp khúc mời chào mua hàng liên hồi trên ti vi qua các chuyện mục quảng cáo từ đồ ăn nhanh tới các loại đồ chơi có thể nướng sạch túi tiền của bạn, và cả những khoản tiết kiệm của bé.
Có thể đưa bé đi cùng mỗi lần bạn tới giao dịch tại ngân hàng. Thậm chí đứa bé 5 tuổi cũng có thể có một tài khoản nhỏ ở ngân hàng đứng tên bố mẹ.
Hãy thiết lập các mục tiêu tiết kiệm cho bé. Một cậu bé có thể tiết kiệm tiền trong vài tuần để mua được một món đồ chơi vài chục nghìn, một cô bé lớn hơn sẽ lập kế hoạch tiết kiệm trong một vài tháng để mua những đồ vật giá trị cao hơn như quần áo, sách vở ... Khi trẻ hiểu được những nhu cầu bị trì hoãn khi đạt đuợc sẽ thỏa mãn như thế nào, chúng sẽ biết cách đặt ra các mục tiêu tiết kiệm một cách ý nghĩa.
Phụ huynh có thể hướng dẫn con mình cách thiết lập một hệ thống tỉ lệ 10-30-30-30 cho khoản chu cấp mà họ dành cho con em mình hàng tháng. Rất nhiều các chuyên gia tài chính đề xuất áp dụng phương pháp này để giúp trẻ tiết kiệm và chi tiêu các khoản tiền mình có một cách khoa học nhất. Hệ thống này được chia như sau:
-
10 % đầu tiên trích ra để chia sẻ, đóng góp khi cần thiết
-
30% tiếp theo được chi cho những nhu cầu hiện tại
-
30% tiết kiệm cho những khoản chi tiêu trung hạn, như tiết kiệm trong 1-6 tháng để mua những thứ có giá trị khá cao.
-
30% cuối cùng dùng để tiết kiệm cho những khoản chi tiêu dài hạn, như ở một số nước Phương Tây, trẻ em được dạy biết tiết kiệm một khoản ngay từ nhỏ để trang trải một phần việc học đại học của chính chúng sau này.