Để giữ thực phẩm tươi lâu, các bà nội trợ thường cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên với nhiều gia đình không có tủ lạnh hoặc dung tích tủ có hạn, khó đặt được quá nhiều. Những lúc như vậy hãy thử các mẹo bảo quản dưới đây để giữ thực phẩm tươi lâu hơn.
Cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh
Với các loại thực phẩm tươi sống
Đối với các loại thực phẩm tươi sống, thời gian bị hư hỏng rất nhanh nên bạn cần xử lý bảo quản kịp thời. Sau khi để ráo, bạn cho thịt, cá vào hộp và rải muối lên trên phủ kín miệng hộp. Tiếp đến để thêm một ít tiêu đen lên trên.
Cách này vừa giúp bảo quản vừa làm tăng thêm hương vị đậm đà cho các loại thịt cá tươi sống. Bạn cũng có thể áp chảo cá, luộc thịt để giữ lại chất dinh dưỡng và tăng thêm thời gian bảo quản.
Với các loại rau
Các loại rau rất dễ bị héo do thiếu nước và chất dinh dưỡng. Bạn có thể ngâm chúng vào nước. Lưu ý chỉ ngâm phần cọng, thỉnh thoảng rắc 1 ít nước lên phần lá và không nên ngâm rau quá lâu tránh làm rau bị úng nước. Đối với các loại rau trồng trong đất cát, bạn có thể cân nhắc việc làm tươi bằng cách đặt chúng vào xô nước.
Bạn cũng có thể bảo quản rau nơi sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế tối đa sự tác động của vi khuẩn gây hư hỏng rau. Ngoài ra, sấy khô cũng là một phương pháp bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh giúp giữ nguyên được hương vị của các loại rau.
Với các loại củ, quả
Đối với các loại củ, quả bạn nên phân loại các củ, quả đã hư, không nên để các trái bị hỏng chung với trái tốt. Nếu mua phải các loại trái cây đã chín, hãy ăn chúng ngay và không nên giữ lại.
Nên bảo quản hơn nơi khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra vẫn còn một số mẹo bảo quản các loại thực phẩm như sau:
- Hành lá hoặc cà rốt: Lấy chúng trồng lại vào cát sạch ẩm, theo chiều thẳng đứng tương.
- Chanh đã bị cắt đôi: Úp mặt cắt vào 1 chiếc đĩa có giấm.
- Xếp khoai tây cùng cà chua để ức chế quá trình nảy mầm của khoai tây.
- Cà chua: Nên bảo quản cà chua vừa chín tốt nhất ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C và sử dụng trong vòng một tuần. Để tránh bị thâm dập, không nên xếp cà chua đè lên nhau. Hoặc nếu xếp nhiều lớp cà chua thì giữa các lớp nên đặt một tờ giấy ăn hoặc giấy báo lót.
- Tỏi và hành khô: Hãy bảo quản hành tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi được bảo quản đúng cách, hành có thời hạn sử dụng trong khoảng 30 ngày, tỏi bảo quản được lâu hơn, khoảng 3 đến 5 tháng.
Với thực phẩm đã nấu chín
Thức ăn dù đã nấu chín, nếu không bảo quản đúng cách thì nó là một môi trường lý cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây hại cho người dùng.
Nếu để thức ăn nấu chín ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ, chúng sẽ không còn an toàn để đun nóng lại và cần phải bỏ ngay. Ngay cả thực phẩm đã được tiệt trùng và đóng hộp kín, nhưng khi mở nắp hộp ra thì nó không còn vô trùng nữa. Trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển ở những môi trường thích hợp.
Để đảm bảo món ăn được tròn vị, hãy dùng bữa ngay sau khi nấu. Đồ ăn còn dư hãy đem đun lại, để nguội và cho vào hộp đậy nắp kín rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản cho bữa ăn tiếp theo.
Một số phương pháp bảo quản không cần tủ lạnh
Sấy khô
Nhiều loại trái cây và rau quả có thể dễ dàng bảo quản bằng phương pháp sấy khô. Hình thức bảo quản này là một trong những cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất, thực phẩm có thể giữ được lâu, miễn là chúng được giữ khô ráo.
Khi mua rau củ với số lượng lớn, bạn có thể rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và phơi khô. Những thực phẩm khô có thể giữ được rất lâu khi bạn cần và chúng sẽ không bị hỏng như cà chua hoặc một số loại trái cây.
Với nhóm thực phẩm tươi sống (thịt, cá): Trước tiên, bạn rửa sạch và cắt thái tùy theo nhu cầu. Sau đó, ngâm qua hỗn hợp nước muối, rồi đem phơi dưới nắng nhiều ngày cho đến khi nào có độ khô như mong muốn. Cuối cùng, bảo quản kĩ trong túi zip hoặc hộp kín và đặt ở nơi khô ráo.
Ướp muối
Ướp muối là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản thịt cá tươi sống bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì hầu hết tất cả vi khuẩn đều không thể sinh trưởng trong môi trường có nồng độ muối lớn hơn 10%.
Bạn cần xát hỗn hợp muối và đường vào miếng thịt tươi, gói thịt vào hộp đựng và bảo quản ở nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Quá trình ngâm với nước muối cũng tương tự như vậy, nhưng bạn cần thường xuyên thay dung dịch nước muối.Ngoài ra, thịt muối cũng cần ngâm lâu trong nước để loại bỏ lượng muối dư thừa và hạ xuống mức có thể ăn được.
Lên men, muối chua
Đây cũng lại là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản những thực phẩm trong thời gian dài và làm gia tăng thêm hương vị cho món ăn.
Thường để muối chua thực phẩm, chúng ta sẽ cho thực phẩm vào hỗn hợp nước giấm đường hoặc muối đường để nguội. Môi trường nước có nhiều axit hoặc kiềm khiến giúp một số lợi khuẩn phát triển.
Đối với rau củ, khi mua với số lượng lớn hoặc đang trong mùa thu hoạch, có thể rửa sạch và muối chua dùng dần. Ngoài ra, các loại sữa hoặc thịt cũng có thể lên men hoặc ngâm giấm.
Làm mứt
Phương pháp làm mứt phù hợp cho nhóm trái cây vì nhờ sử dụng thành phần đường có thể ức chế được sự phát triển của một số nấm mốc, nhờ đó bạn có thể dùng mứt trái cây suốt năm mà không bị hỏng.
Cách thực hiện: Đầu tiên, rửa sạch và cắt thái trái cây theo sở thích. Tiếp đó, ướp trái cây (đã cắt) với đường và một số nguyên liệu khác tùy theo công thức làm mứt, rồi để hỗn hợp nghỉ. Sau đó, sên trên lửa và đợi khô trước khi bảo quản trong hũ kín, đặt ở nơi thoáng mát để ăn dần.
Hun khói
Xông khói thịt hoặc làm khô thịt cũng là một phương pháp giúp bảo quản thịt. Thịt hoặc cá hun khói mang hương vị khác với các thực phẩm tươi thông thường, điều này cũng giúp bạn thay đổi khẩu vị.Tuy quá trình này có thể tốn thời gian nhưng đem lại hương vị ngon cho món ăn và bạn có thể giữ chúng không bị hư hỏng trong vài ngày.