1. Sử dụng máy tính xách tay thay vì máy tính để bàn
Nên thay thế chiếc máy tính để bàn bằng một máy tính xách tay bởi bức xạ của máy xách tay nhỏ hơn rất nhiều so với máy để bàn. Bạn không phải băn khoăn, lo ngại về tốc độ máy tính xách tay so với máy tính để bàn vì sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại đã cho ra đời một loạt các loại laptop siêu chất lượng, tốc độ cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia điện tử khuyên bạn tốt nhất là không sử dụng các thiết bị trong khi đang sạc điện (sạc pin) vì lúc này thiết bị có sự bức xạ cao hơn. Bức xạ ion hoá từ máy tính dễ dẫn tới các tác hại cho sức khỏe như: gây đẻ non, sảy thai, rối loạn về da (làn da xạm, lỗ chân lông không thoáng...), giảm thị lực mắt, rối loạn sinh lý và tâm lý…
Do đó, nếu có thể thì hãy sử dụng máy sau khi đã sạc đầy điện (pin) và rút phích cắm ra.
2. Làm sạch màn hình máy tính hàng ngày
Bạn làm việc với máy tính mỗi ngày và màn hình cũng chính là bộ phận mà bạn thường xuyên tương tác. Việc làm sạch màn hình máy tính (đặc biệt là màn hình LCD) thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các bụi bám trên màn hình. Điều này rất tốt cho bạn vì chính các bụi bám này có tích điện và là nguyên nhân gia tăng lượng bức xạ, đe dọa thị lực và sức khỏe tâm-sinh lý của bạn.
3. Rửa mặt 3 giờ một lần khi sử dụng máy tính thời gian dài
Bạn liên tục phải đối mặt với máy tính trong suốt quá trình sử dụng khiến cho lỗ chân lông nhỏ trên dễ bị tắc do tác động của các bức xạ từ máy tính. Do đó, nếu cứ để da "hít, thở" trong môi trường như vậy sẽ càng chỉ khiến lỗ chân lông ngày một lớn hơn. Kết quả là da mặt ngày càng trở nên thô sần.
Vì vậy, để bảo vệ làn da của mình, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên làm sạch da 3 giờ/lần khi sử dụng máy tính trong thời gian dài. Sau đó, cẩn thận bôi kem dưỡng da để dưỡng ẩm cho da.
Rửa mặt 3 giờ/lần để bảo vệ da khi phải làm việc lâu với máy tính.
4. Điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính
Giảm độ sáng của màn hình máy tính chính là cách hữu hiệu để giảm các kích ứng với mắt, nhờ đó có thể bảo vệ thị lực của bạn và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt. Nếu có thể bạn nên đeo kính bảo vệ để tránh bức xạ thì tốt hơn.
5. Hoạt động cổ tay bất cứ lúc nào
Hội chứng ống cổ tay đe dọa dân văn phòng bởi sự tiếp xúc máy tính thường xuyên của họ. Để tránh nguy cơ đó, hãy dành thời gian cho cổ tay vận động bất kỳ khi nào có thể.
Bạn có thể thực hiện theo động tác sau: Áp hai lòng bàn tay vào với nhau, xoa nhẹ hai lòng bàn tay để làm nóng sau đó gập bàn tay lại, lần lượt kéo dài lần lượt ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ, lặp đi lặp lại 10 lần như vậy. Động tác này có thể thúc đẩy sự lưu thông máu ở cổ tay, giảm bớt trạng thái cứng tay và có hiệu quả trong phòng chống hội chứng ống cổ tay.
6. Vận động cổ và vai bất cứ lúc nào
Làm việc với máy tính cần đặc biệt chú ý đến các hoạt động để giữ cổ và vai đúng tư thế. Dù bạn làm việc ngồi trên ghế hay đứng chỉ đạo một dây chuyền sản xuất, bạn đều cần có thời gian để làm một vài động tác đơn giản như quay cổ, vung tay từ trước ra sau để thả lỏng cơ bắp, giải tỏa sự căng cơ gây mỏi cổ, vai và cánh tay, ngăn chặn các bệnh liên quan đến các cơ cổ và vai.
Động tác này không những giúp bạn thư giãn mà còn giúp lưu thông máu tốt, giảm sự căng cơ và giảm nguy cơ tích tụ các chất thải độc trong cơ thể.
8. Ăn lựu
Nghiên cứu y học mới nhất tại Đại học bang Michigan đã phát hiện thấy quả lựu có chứa axit ellagic - một loại chất chống oxy hóa. Thành phần này có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hủy hoại các tế bào do bức xạ ion hóa gây ra, tăng khả năng miễn dịch với các bức xạ, thậm chí giúp da chống chọi được với cả tia cực tím nguy hiểm, làm chậm tiến trình lão hóa.
Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một quả lựu hoặc một ly nước ép lựu tươi để tăng cường sức khỏe mỗi ngày khi ngồi làm việc với máy vi tính.
Làm việc nhiều với máy tính khó tránh được nhiều bệnh phổ biến...