Bài viết chia sẻ câu chuyện của tác giả Sarah Enelow-Snyder hiện đang là một nhà văn đến từ Texas. Cô sẽ chia sẻ về cách mua sắm khôn ngoan được gia đình áp dụng và chỉ dạy ngay từ nhỏ đã giúp chi tiêu tiết kiệm hơn. Nó vẫn đúng đến tận bây giờ.
Mua sắm như 1 cuộc đua, trò chơi trẻ con nhưng đã dạy tôi cách chi tiêu khôn ngoan
Khi tôi còn nhỏ, mẹ đã từng phải nằm viện 1 tháng sau cuộc phẫu thuật ruột thừa. Trong thời gian đó, bố tôi là người chịu trách nhiệm mua sắm, tất tần tật từ nguyên liệu nấu ăn đến đồ dùng tạp hóa cho gia đình. Nhân cơ hội đó, bố đã dạy cho anh trai và tôi (lúc đó đang 12 tuổi và 9 tuổi) về cách chi tiêu cẩn thận.
Mỗi tuần, bố đưa chúng tôi đến siêu thị. Ông lấy 1 chiếc xe đẩy hàng và bắt đầu mua sắm. Ông bỏ vào giỏ những thứ mà chúng tôi muốn mua. Hai anh em tôi cũng được lựa chọn những thứ mà mình muốn mua nhưng sau đó chúng tôi sẽ phải sắp xếp lại xem thứ gì thực sự đáng mua.
Bởi xe đẩy của bố đi rất nhanh và chúng tôi chỉ được mua những thứ gì ném thành công vào bên trong giỏ. Điều đó khiến tôi và anh trai phải lựa chọn cái gì là cần thiết nhất với mình để chọn trước tiên.
Thực tế, những món đồ mà chúng tôi lựa chọn cũng có lúc không cần thiết. Nó có thể là món đồ ăn vặt, kẹo ngọt,... với hy vọng nếu trúng vào giỏ hàng thì sẽ được chấp thuận. Nhưng bố tôi không đồng ý với điều đó, và trả chúng lại vào kệ hàng. Điều đó khiến chúng tôi học cách lựa chọn hợp lý hơn.
Mục tiêu của bố tôi là khiến chúng tôi suy nghĩ kỹ hơn về các sản phẩm chiếm một phần lớn trong cửa hàng: kẹo, đồ ăn nhẹ, nước ngọt và các loại đồ ăn vặt khác. Điều này giữ cho chúng tôi khỏe mạnh, nhưng cũng để giúp cho hóa đơn của gia đình không tốn kém.
Chúng tôi ước tính rằng cách mua sắm này đã giúp gia đình tiết kiệm được khoảng 1.200 đô la (28,2 triệu) mỗi năm chỉ riêng cho những mặt hàng không thiết yếu.
Tôi được dạy cách quản lý tiền từ nhỏ
Bố tôi bắt đầu dạy chúng tôi về tài chính cá nhân trước cả khi có những trò chơi mua sắm trong siêu thị. Khi tôi mới khoảng 7 tuổi thôi cũng đã được nghe và quen với khái niệm tài chính "nợ nần biến bạn trở thành nô lệ" rồi.
Bố tôi cũng là người mang trong mình 1 vài món nợ. Nên ông muốn chúng tôi hiểu rằng càng ít nợ càng tốt, và việc chi tiêu cẩn thận chính là bước đệm cho việc tự do tài chính. Chúng tôi có vô số cuộc nói chuyện về sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
Khi học ở trường trung học, công việc sau giờ học của tôi là dạy kèm các học sinh nhỏ tuổi. Và do ảnh hưởng cách quản lý tài chính từ sớm của bố, tôi đã chi tiêu rất cẩn thận số tiền trong tổng số thu nhập bằng cách mua sổ viết và bút chì. Trước khi đi chơi với bạn bè, tôi phải xác định xem mình có đủ tiền mua pizza và chơi bowling hay chỉ một trong những thứ đó.
Cho đến hiện tại, tôi hiếm khi mua hàng bốc đồng tại siêu thị hay bất kỳ nơi nào khác. Tôi đã vay nợ sinh viên và gần đây là một khoản thế chấp, nhưng khoản nợ tiêu dùng của tôi về cơ bản là không tồn tại.
Điều này không có nghĩa là tôi hay gia đình không chi tiền cho những thứ tạo cảm giác vui vẻ. Bố tôi thường xuyên đưa chúng tôi đi xem phim, ông chỉ không cho phép chúng tôi mua đồ giải khát ở đó. Những bài học về tài chính của ông rất hiệu quả với cuộc sống của tôi sau này.
Theo businessinsider