Vào một ngày thời tiết nóng bức, Tiểu Hạnh (13 tuổi, Phật Sơn) mua chai nước có ga ướp đá lạnh ở trường. Thật không may, lúc mở nắp chai nước, nắp chai bất ngờ bật lên, bắn trúng mắt trái của cô bé khiến mắt chảy máu, đau và nhìn mờ.

Ngay lập tức, Tiểu Hạnh được giáo viên đưa vào Khoa Mắt, Bệnh viện Nhân dân số 2 Phật Sơn. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết mắt trái của Tiểu Hạnh đỏ và sưng, dưới kết mạc bị chảy máu, phía sau giác mạc có thể thấy củng mạc (màng cứng của mắt) bị rách, miệng vết thương kéo dài đến xung quanh giác mạc. Ngoài ra, mắt còn bị tụ máu khiến cho đồng tử bị lệch lên trên.

 - Ảnh 1.

Nhãn cầu, giác mạc, củng mạc đều bị rách, mống mắt trái cũng bị tổn thương, đục thủy tinh thể do tác động bên ngoài. Tình hình nhìn chung không được khả quan. Đây là một trường hợp tổn thương mắt nghiêm trọng, phải nhanh chóng chữa trị”, bác sĩ kết luận.

Sau khi trải qua ca phẫu thuật, nhãn cầu mắt trái của Tiểu Hạnh giữ được, không bị biến chứng. Theo bác sĩ, nếu bị tổn thương vùng trung tâm mắt, dù y học có tiên tiến đến đâu cũng không có cách nào chữa lành, hồi phục như trạng thái ban đầu được.

Bị tổn thương mắt do mở nắp chai nước có ga như trường hợp của Tiểu Hạnh không phải là tình trạng hiếm gặp. Ông Trương, 51 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc) cũng bị tổn thương mắt trái khi mở nắp chai nước có ga bằng đũa, nắp chai phụt lên bắn trúng mắt ông. Ông bị chảy máu bên trong nhãn cầu, gây tăng áp lực cho mắt, nhiễm trùng võng mạc.

 - Ảnh 2.

Cũng tại Hồ Nam, một trường hợp khác là chàng trai tên Tiểu Viên (20 tuổi) bị thương do mở nắp chai nước có ga cất trong tủ lạnh không đúng cách, khi lấy ra không chú ý nên đánh rơi xuống đất.

Lúc nhặt lên mở nắp, chai nước như “phát nổ” khiến bàn tay trái của anh bị thương. Kiểm tra X-quang cho thấy ngón tay cái bàn tay trái của Tiểu Viên bị gãy và phải phẫu thuật để cố định. Cũng rất may mắn, ca phẫu thuật đã thành công sau 2 giờ đồng hồ, bàn tay trái của Tiểu Viên đã được cố định bằng thạch cao từ 4-6 tuần.

 - Ảnh 3.

Những trường hợp này đều có một điểm chung là mở nắp chai sau khi lắc chai nước, trong chai lúc đó áp suất đặc biệt cao.

Những điều cần lưu ý khi mở nắp chai nước có ga

- Những loại đồ uống có ga khí áp trong chai lớn hơn bên ngoài. Nếu khí áp trong chai lớn hơn 4atm (áp suất không khí) thì khi mở nắp chai phải vặn mở từ từ, để khí thoát dần ra ngoài. Khí áp trong chai và ngoài môi trường sẽ dần cân bằng, lúc đó có thể vặn mở hoàn toàn.

- Đối với chai nước có ga bị rung lắc: Để chai nước dựng thẳng để cho carbon dioxide hòa tan lại trong nước.

 - Ảnh 4.

- Uống nước có ga lạnh: Có thể đổ ra một chai hoặc cốc mở nắp rồi cho vào tủ lạnh.

- Một mẹo nhỏ để mở nắp chai nước có ga nhanh hơn: Gõ nhẹ vào thành chai, đỉnh chai để bong bóng khí vỡ nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình carbon dioxide hòa tan trong nước. Khi đó mở nắp chai sẽ tránh được các trường hợp đáng tiếc kể trên.

- Không được làm nóng nước có ga hoặc không để nước ở nơi dưới 0 độ C.

Nguồn: Sohu, QQ, Heathline