Trẻ từ 4-6 tuổi
1. Bánh snack không phải miễn phí
Bạn có thể cho bé làm quen với việc thấy mẹ hoặc bố phải trả tiền khi đi siêu thị, khi mua kem hoặc bánh cho bé.
Tất nhiên, bất cứ khi nào bạn mua một món đồ gì và trả tiền, hãy ân cần giải thích cho bé hiểu đó là điều hiển nhiên, chúng ta muốn có thức ăn và những món đồ khác trong siêu thị, nhà sách thì chúng ta phải dùng tiền để đổi lấy chúng.
2. Dạy bé mua sắm
Đừng ngận ngại khi thỉnh thoảng dắt bé đi siêu thị và cho bé một ít tiền rồi để bé tự chọn một món đồ yêu thích. Bạn nên giúp bé nhận ra có nhiều món đồ bé không thể mua được với số tiền bạn vừa cho bé. Dần dần, bé sẽ hiểu được rằng tiền có giới hạn.
3. Lập list mua sắm
Đừng nghĩ rằng chỉ có những bà nội trợ mới cần xem list mua sắm của mình nhé! Nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bé yêu bước vào hàng bánh kẹo, đồ chơi là cứ vòi vĩnh hết món này đến món kia bạn nhỉ?
Hãy cho bé đi mua sắm cùng với bạn nhưng trước đó hãy cho bé biết những gì mà bố mẹ cần mua và bố mẹ sẽ chỉ đem một khoản tiền cần thiết cho những thứ ấy thôi.
Trẻ từ 7-9 tuổi
1. Con có thể có thứ đó, nếu…
Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều không muốn con mình thích thứ gì là muốn mua cho bằng được thứ đấy. Bây giờ bạn cứ để cho bé tha hồ thích, tha hồ mua những gì bé thích đi nhé.
Tuy nhiên, trước khi bé có thể mua những món đồ đó, hãy phân tích một tí như thế này, ví dụ như một bộ đồ chơi trị giá 100.000 thì mỗi tuần bố mẹ sẽ cho con 10.000 như vậy con sẽ cần để dành số tiền 10.000/tuần trong 10 tuần thì con có thể mua được món đồ chơi ấy. Cách này là bước đệm để bé hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm, và sự kiên nhẫn. Tóm lại, không phải cái gì muốn là có ngay được.
2. Nghĩ trước khi mua
Thử một trò chơi như thế này: hỏi con bạn xem nếu bé có 500.000 và được xài tuỳ thích thì bé sẽ mua những món đồ nào? Sau đó, hỏi bé xem nếu chỉ được chon 3 món trong số tất cả những món đồ bé vừa liệt kê thì bé sẽ chọn món nào, bỏ món nào.
Bạn có thể giúp bé bằng cách đưa ra lời khuyên rằng những món bạn bé có hoặc những món đồ quảng cáo trên tivi nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng với số tiền bé có thì chỉ nên mua những gì bé cần và bé thật sự thích thôi.
3. Tiết kiệm giúp bố mẹ
Bắt đầu dạy bé rằng tất cả mọi thứ bé dùng hằng ngày, điện, nước, thức ăn đều tốn kém cả. Dạy bé có trách nhiệm hơn với tài sản chung của gia đình, khen ngợi bé khi bé tắt bớt đèn không cần thiết để tiết kiệm điện và không bỏ phí thức ăn mẹ làm nữa.
Trẻ từ 10-12 tuổi
1. Bố mẹ không phải máy in tiền
Đối với một đứa trẻ còn đi học thì bố mẹ chúng luôn là những “đại gia” với túi tiền không đáy. Vấn đề là làm sao cho con bạn biết rằng mọi túi tiền đều…có đáy và bố mẹ phải chi tiêu thật hợp lý?
Hãy cho con biết trung bình bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng, bé có thể thấy đó là một số tiền rất lớn đây. Nhưng rồi bạn hãy cùng bé ghi ra những thứ mà bố mẹ phải chi trả trong một tháng. Từ đó cho bé thấy rằng nếu phung phí thì chúng ta sẽ không đủ tiền để mua thứ này hoặc thứ kia cần thiết cho gia đình.
2. Tiết kiệm cho chính bé
Bé đã có tiền tiêu hàng ngày hoặc hàng tuần thì đây cũng là lúc bạn tập cho bé cách tiết kiệm và chi tiêu cho chính bé. Cứ dựa vào sở thích của bé nhé bạn, những sở thích tốn kém một ít thì bạn cứ để bé tập để dành tiền và chi trả chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng hướng dẫn bé là mỗi tuần tiết kiệm một ít thì không cần xin ba mẹ bé vẫn có thể mua được những món đồ đấy. Ví dụ như mua đĩa phim siêu nhân, mua áo mới cho búp bê, mua một quyển truyện tranh.
1. Bánh snack không phải miễn phí
Bạn có thể cho bé làm quen với việc thấy mẹ hoặc bố phải trả tiền khi đi siêu thị, khi mua kem hoặc bánh cho bé.
Tất nhiên, bất cứ khi nào bạn mua một món đồ gì và trả tiền, hãy ân cần giải thích cho bé hiểu đó là điều hiển nhiên, chúng ta muốn có thức ăn và những món đồ khác trong siêu thị, nhà sách thì chúng ta phải dùng tiền để đổi lấy chúng.
2. Dạy bé mua sắm
Đừng ngận ngại khi thỉnh thoảng dắt bé đi siêu thị và cho bé một ít tiền rồi để bé tự chọn một món đồ yêu thích. Bạn nên giúp bé nhận ra có nhiều món đồ bé không thể mua được với số tiền bạn vừa cho bé. Dần dần, bé sẽ hiểu được rằng tiền có giới hạn.
3. Lập list mua sắm
Đừng nghĩ rằng chỉ có những bà nội trợ mới cần xem list mua sắm của mình nhé! Nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bé yêu bước vào hàng bánh kẹo, đồ chơi là cứ vòi vĩnh hết món này đến món kia bạn nhỉ?
Hãy cho bé đi mua sắm cùng với bạn nhưng trước đó hãy cho bé biết những gì mà bố mẹ cần mua và bố mẹ sẽ chỉ đem một khoản tiền cần thiết cho những thứ ấy thôi.
Trẻ từ 7-9 tuổi
1. Con có thể có thứ đó, nếu…
Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều không muốn con mình thích thứ gì là muốn mua cho bằng được thứ đấy. Bây giờ bạn cứ để cho bé tha hồ thích, tha hồ mua những gì bé thích đi nhé.
Tuy nhiên, trước khi bé có thể mua những món đồ đó, hãy phân tích một tí như thế này, ví dụ như một bộ đồ chơi trị giá 100.000 thì mỗi tuần bố mẹ sẽ cho con 10.000 như vậy con sẽ cần để dành số tiền 10.000/tuần trong 10 tuần thì con có thể mua được món đồ chơi ấy. Cách này là bước đệm để bé hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm, và sự kiên nhẫn. Tóm lại, không phải cái gì muốn là có ngay được.
2. Nghĩ trước khi mua
Thử một trò chơi như thế này: hỏi con bạn xem nếu bé có 500.000 và được xài tuỳ thích thì bé sẽ mua những món đồ nào? Sau đó, hỏi bé xem nếu chỉ được chon 3 món trong số tất cả những món đồ bé vừa liệt kê thì bé sẽ chọn món nào, bỏ món nào.
Bạn có thể giúp bé bằng cách đưa ra lời khuyên rằng những món bạn bé có hoặc những món đồ quảng cáo trên tivi nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng với số tiền bé có thì chỉ nên mua những gì bé cần và bé thật sự thích thôi.
3. Tiết kiệm giúp bố mẹ
Bắt đầu dạy bé rằng tất cả mọi thứ bé dùng hằng ngày, điện, nước, thức ăn đều tốn kém cả. Dạy bé có trách nhiệm hơn với tài sản chung của gia đình, khen ngợi bé khi bé tắt bớt đèn không cần thiết để tiết kiệm điện và không bỏ phí thức ăn mẹ làm nữa.
Trẻ từ 10-12 tuổi
1. Bố mẹ không phải máy in tiền
Đối với một đứa trẻ còn đi học thì bố mẹ chúng luôn là những “đại gia” với túi tiền không đáy. Vấn đề là làm sao cho con bạn biết rằng mọi túi tiền đều…có đáy và bố mẹ phải chi tiêu thật hợp lý?
Hãy cho con biết trung bình bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng, bé có thể thấy đó là một số tiền rất lớn đây. Nhưng rồi bạn hãy cùng bé ghi ra những thứ mà bố mẹ phải chi trả trong một tháng. Từ đó cho bé thấy rằng nếu phung phí thì chúng ta sẽ không đủ tiền để mua thứ này hoặc thứ kia cần thiết cho gia đình.
2. Tiết kiệm cho chính bé
Bé đã có tiền tiêu hàng ngày hoặc hàng tuần thì đây cũng là lúc bạn tập cho bé cách tiết kiệm và chi tiêu cho chính bé. Cứ dựa vào sở thích của bé nhé bạn, những sở thích tốn kém một ít thì bạn cứ để bé tập để dành tiền và chi trả chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng hướng dẫn bé là mỗi tuần tiết kiệm một ít thì không cần xin ba mẹ bé vẫn có thể mua được những món đồ đấy. Ví dụ như mua đĩa phim siêu nhân, mua áo mới cho búp bê, mua một quyển truyện tranh.