Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu mỹ phẩm tại khoa da liễu ở Bệnh viện Mount Sinai cho biết, giống như vòng tăng trưởng cây, sự thay đổi trên móng tay cũng thể hiện sức khỏe con người.
Dưới đây là những lý do phổ biến có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe móng tay của bạn khiến nó có màu vàng.
Sơn móng tay thường xuyên, đặc biệt là những loại sẫm màu, có khả năng làm ố vàng móng. Theo Rina Allawh, chuyên gia da liễu tại Philadelphia, thuốc nhuộm ở sản phẩm này tương tác với keratin trong móng, từ đó gây đổi màu móng và giòn móng. Hơn nữa, dùng nước tẩy cũng góp phần tạo điều kiện cho màu ố vàng lan rộng trên móng.
Để ngăn chặn tình trạng này từ ban đầu, bạn nên phủ một lớp sơn nền lên móng trước khi sơn và đồng thời hạn chế sử dụng sơn màu tối thường xuyên. Ngoài ra, chất tẩy sơn không chứa acetone cũng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của vết ố vàng.
Nấm móng
Khi nấm pesky xâm nhập vào móng tay, nó gây dày sừng móng dày và làm tích tụ các lớp vảy dưới móng. Đây là hai nguyên nhân chính khiến móng tay chuyển màu vàng khi mắc nấm móng.
Khi nấm pesky xâm nhập vào móng tay, nó gây dày sừng móng dày và làm tích tụ các lớp vảy dưới móng.
Susan Massick, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio giải thích, vì móng tay mọc chậm, người mắc cần dùng thuốc trong 3-6 tháng để loại bỏ hoàn toàn khu vực nhiễm nấm. Hơn nữa, tỷ lệ chữa khỏi bằng thuốc chống nấm chỉ chiếm 50-60% nên bạn đừng ngại ngần điều trị lần nữa nếu bệnh có xu hướng quay trở lại.
Dùng móng tay quá nhiều để làm việc mà không đeo găng tay
Tình trạng bong tróc móng xảy ra khi móng tay tách biệt ra khỏi giường móng. Chuyên gia Zeichner cho biết, hiện tượng này thường xuất hiện ở những người thường làm việc nhiều bằng tay như thợ làm tóc, thợ làm móng, người phục vụ và dọn dẹp.
Để xử lý tình trạng bong tróc móng, mọi người cần phải loại bỏ phần móng vốn đã tách ra khỏi giường móng. Đồng thời, tránh gây chấn thương thêm cho móng bằng cách đeo găng bảo vệ, tránh môi trường ẩm ướt, hóa chất và cắt móng thường xuyên.
Thiếu vitamin
Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của móng và khiến cho lớp sừng này chuyển màu vàng. Bạn cần tiến hành xét nghiệm máu để xác định vitamin và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của móng và khiến cho lớp sừng này chuyển màu vàng.
Sử dụng thực phẩm bổ sung các chất thiết yếu như kẽm và B12 trong vài tuần đến vài tháng sẽ giúp khắc phục tình trạng vàng móng do suy dinh dưỡng gây nên. Theo thời gian, móng tay sẽ mọc lại bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh.
Hút thuốc
Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, móng tay và ngón tay chuyển màu vàng là những dấu hiệu nhận biết người đang hoặc đã từng hút thuốc. Tiếp xúc liên tục với nhựa đường trong khói thuốc lá tác động không nhỏ tới sức khỏe móng. Hơn nữa, hút thuốc còn có khả năng gây nên chứng Harlequin, khiến móng tay thay đổi thành hình tròn hoặc hình gậy.
Dùng kem bôi
Các sản phẩm Self-tanning làm nâu da đều chứa thành phần dihydroxyaxetone (DHA). Chuyên gia Zeichner cho biết, hợp chất DHA phản ứng với các tế bào da, từ đó để lại một lớp màu vàng cam giống như da bị rám nắng.
Khi ngón tay dính phải kem bôi nâu da này, chúng có thể tích tụ xung quanh lớp biểu bì và làm móng tay chuyển màu vàng đậm. Nếu đây là nguyên nhân khiến móng chuyển màu, bạn nên rửa tay thật kỹ hoặc xem xét đeo găng tay trong quá trình bôi kem.
Khi ngón tay dính phải kem bôi nâu da này, chúng có thể tích tụ xung quanh lớp biểu bì và làm móng tay chuyển màu vàng đậm.
Di truyền
Hội chứng móng tay vàng khá hiếm gặp và có xu hướng di truyền. Ngoài dấu hiệu móng tay và móng chân chuyển màu, bạn còn có thể gặp các vấn đề về hô hấp, viêm xoang mãn tính và sưng chân. Theo thông tin từ Trung tâm bệnh di truyền hiếm gặp Hoa Kỳ, hội chứng này thường tấn công những người tuổi trung niên.
Các vấn đề sức khỏe khác
Bệnh tuyến giáp và tiểu đường có thể dẫn đến một loạt triệu chứng như vàng móng, giòn móng và gãy móng. Hơn nữa, do hệ miễn dịch chịu tổn thương, người mắc tiểu đường cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng nhiễm nấm.
Chuyên gia Zeichner cho biết, đối với bệnh tuyến giáp và tiểu đường, bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe của bạn. Sau đó, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và kiểm soát hai bệnh này, từ đó hạn chế hiện tượng vàng móng xuất hiện.
(Nguồn: Pre)