Trong mùa hè, kem chống nắng là "vũ khí" quan trọng giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV.
Tia UV có thể tấn công sâu vào lớp hạ bì, làm tổn thương DNA trong tế bào da, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là các loại như ung thư biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy...
Chưa dừng lại ở đó, tia UV còn gây hủy hoại collagen và elastin - hai thành phần giúp da căng bóng, săn chắc và đàn hồi. Khi các sợi này bị phá vỡ, da sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, chảy xệ, mất đi vẻ tươi trẻ. Vì thế, bôi kem chống nắng mỗi ngày không chỉ là bước làm đẹp, mà là một phần của việc phòng ngừa bệnh lý và lão hóa.

Không phải loại kem chống nắng nào cũng phát huy hiệu quả tối đa.
Tuy nhiên, không phải loại kem chống nắng nào cũng phát huy hiệu quả tối đa. Một số loại có chỉ số chống nắng quá thấp, đặc biệt là SPF dưới 30, nên được hạn chế sử dụng nếu bạn muốn bảo vệ làn da khỏi quá trình lão hóa và tổn thương sâu.
Một loại kem chống nắng nên hạn chế sử dụng nếu không muốn mất collagen
BSCKII da liễu Nguyễn Phương Thảo (Phòng khám da liễu Pensilia) chia sẻ, những loại kem chống nắng có chỉ số SPF dưới 30 không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB.
Theo Tổ chức Ung thư Da (The Skin Cancer Foundation), SPF tối thiểu nên là 30, có thể ngăn được khoảng 97% tia UVB. Trong khi đó, SPF 50 có thể chặn được khoảng 98% tia UVB.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo: Kem chống nắng đạt tiêu chuẩn phải có khả năng ngăn chặn đồng thời tia UVA và UVB, nhằm hạn chế nguy cơ bỏng nắng, tổn thương DNA và lão hóa sớm.

Tóm lại, đừng đánh giá thấp chỉ số SPF. Việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến làn da hiện tại, mà còn quyết định "tuổi thọ collagen" và sắc tố của da trong tương lai. Đừng để kem chống nắng trở thành "con dao hai lưỡi" khiến bạn tưởng rằng mình an toàn, trong khi làn da vẫn đang bị tàn phá thầm lặng.
6 lỗi nên tránh khi dùng kem chống nắng trong mùa hè
1. Bôi quá ít: Mỗi lần thoa nên dùng khoảng 1 đốt ngón tay cho toàn mặt. Nếu dùng ít hơn, hiệu quả chống nắng sẽ giảm đáng kể.
2. Không bôi lại sau 4-5 tiếng: Tia UV vẫn tiếp tục xuyên da sau nhiều giờ. Nên bôi lại sau mỗi 2-3 giờ, đặc biệt sau khi bơi hoặc ra mồ hôi.
3. Bỏ quên vùng mắt: Vùng da quanh mắt rất mỏng, dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời. Thiếu chống nắng ở đây dễ gây thâm, nhăn, dư da mí.
4. Quên các vùng như cổ, tai, tay và chân: Những vùng này cũng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nhưng thường bị bỏ quên khi bôi kem.
5. Bôi sát giờ ra đường: Kem cần 15–30 phút để phát huy tác dụng. Hãy bôi trước khi ra khỏi nhà để da được bảo vệ đầy đủ.
6. Dùng kem hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc: Điều này có thể gây kích ứng hoặc giảm hiệu quả chống nắng. Hãy chọn sản phẩm có ghi rõ chỉ số SPF (UVB), PA (UVA), IR (tia hồng ngoại), HEV (ánh sáng xanh) để bảo vệ toàn diện.
Cách chọn kem chống nắng bảo vệ da toàn diện
Khi lựa chọn kem chống nắng, hãy ưu tiên những sản phẩm có nhãn "broad spectrum" – nghĩa là chống được cả UVA và UVB. Ngoài ra, bạn nên lưu ý các chỉ số sau:
SPF ≥ 30: Ngăn chặn hiệu quả tia UVB.
PA++ đến PA++++: Đánh giá khả năng chống tia UVA.
Chỉ số HEV, IR: Bảo vệ da trước ánh sáng xanh và tia hồng ngoại, thường có trong ánh sáng từ màn hình điện thoại, máy tính và đèn LED.
Cách chọn kem chống nắng bảo vệ da toàn diện
Khi lựa chọn kem chống nắng, hãy ưu tiên những sản phẩm có nhãn "broad spectrum" – nghĩa là chống được cả UVA và UVB. Ngoài ra, bạn nên lưu ý các chỉ số sau:
SPF ≥ 30: Ngăn chặn hiệu quả tia UVB.
PA++ đến PA++++: Đánh giá khả năng chống tia UVA.
Chỉ số HEV, IR: Bảo vệ da trước ánh sáng xanh và tia hồng ngoại, thường có trong ánh sáng từ màn hình điện thoại, máy tính và đèn LED.