Cô Mai cùng các cô giáo mầm non khác hướng dẫn các bé tập thể dục đầu giờ.
Các cháu sắp xếp chỗ chuẩn bị cho tiết kể chuyện lịch sử.
Cô Mai kể chuyện sự tích Hồ Hoàn Kiếm.
Các bé chăm chú lắng nghe cô kể chuyện.
Nghỉ giải lao giữa buổi.
Không ít lần, chồng và gia đình khuyên cô nên chuyển nghề vì thấy công
việc cô giáo mầm non quá vất vả. Thậm chí đã có lần chồng cô sắp xếp
xin cho cô một công việc khác nhàn hạ với mức lương hấp dẫn hơn nhưng cô
vẫn cương quyết theo nghề chăm trẻ, cái nghề mà người ngoài tưởng nhẹ
nhàng nhưng chỉ người gắn bó với nó mới hiểu hết chông gai.
Cô hướng dẫn các cháu chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học ngoại khóa.
Các cô cùng các bé tham gia tập luyện cho tiết mục văn nghệ.
Chính bản thân cô Mai cũng đôi lúc cảm thấy chán nản khi gặp tai nạn
nghề nghiệp. Sự việc xảy ra vào thời gian cô công tác tại TP.HCM. Sau
buổi dạy tại trường cô về nhà và nhận được điện thoại của phụ huynh học
sinh. Vừa nhấc máy, cô đã nghe thấy đầu dây bên kia buông những lời
trách mắng nặng nề và buộc tội cô đánh con họ. Phụ huynh đó còn đe dọa
sẽ kiện cô vì con họ đã miêu tả cô đánh ra sao và còn chụp lại vết
thương được cho là do cô gây ra.
Cô bình tĩnh thuật lại toàn bộ hoạt động của học sinh đó trong ngày và cam đoan không hề có bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu. Ngay sáng hôm sau bà ngoại và mẹ của đã đưa bé lên thẳng ban giám hiệu phản ánh, yêu cầu phải có hình thức kỷ luật với cô Mai. Trước mặt ban giám hiệu và các giáo viên khác, vị phụ huynh này đã chỉ vào 1 vết đỏ chạy ngang bắp chân của con mình.
Lúc này, mọi người mới hỏi trực tiếp cháu bé thì em chỉ thẳng cô Mai và nói: "Cô Mai đánh con, cô cầm thước vụt con". Trước sự việc quá bất ngờ, dù không phải lỗi do mình, cô Mai vẫn phải xin lỗi phụ huynh học sinh và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ việc.
Cô bình tĩnh thuật lại toàn bộ hoạt động của học sinh đó trong ngày và cam đoan không hề có bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu. Ngay sáng hôm sau bà ngoại và mẹ của đã đưa bé lên thẳng ban giám hiệu phản ánh, yêu cầu phải có hình thức kỷ luật với cô Mai. Trước mặt ban giám hiệu và các giáo viên khác, vị phụ huynh này đã chỉ vào 1 vết đỏ chạy ngang bắp chân của con mình.
Lúc này, mọi người mới hỏi trực tiếp cháu bé thì em chỉ thẳng cô Mai và nói: "Cô Mai đánh con, cô cầm thước vụt con". Trước sự việc quá bất ngờ, dù không phải lỗi do mình, cô Mai vẫn phải xin lỗi phụ huynh học sinh và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ việc.
Chuẩn bị đạo cụ.
Để làm sáng tỏ sự thật, cô Mai liền đưa cháu xuống phòng y tế
của trường để kiểm tra lại. Hôm đó cũng là ngày kiểm tra sức khỏe của
trường và có mặt các bác sĩ của phòng y tế quận. Xem xét kỹ vết tấy,
vị bác sỹ khẳng định đây là vết bỏng, và do ống bô xe máy gây nên. Sự
thực được làm sáng tỏ, ban giám hiệu lập tức liên lạc với phụ huynh học
sinh nói rõ kết luận của bác sĩ.
Sáng ngày hôm sau, gia đình cháu bé đã tới trường gặp và xin lỗi cô Mai cùng toàn thể ban giám hiệu. "Tôi hỏi cháu vì sao lại nói như vậy trước mặt mọi người. Lúc đó, cháu mới nói thật là do bà ngoại bảo phải nói ‘Cô Mai đánh con, cô cầm thước vụt con’. Tôi đã rất buồn khi nghe được điều đó. Buồn không phải do bị đổ oan mà vì sự gian dối của người lớn đã làm ảnh hưởng đến con trẻ”.
Sáng ngày hôm sau, gia đình cháu bé đã tới trường gặp và xin lỗi cô Mai cùng toàn thể ban giám hiệu. "Tôi hỏi cháu vì sao lại nói như vậy trước mặt mọi người. Lúc đó, cháu mới nói thật là do bà ngoại bảo phải nói ‘Cô Mai đánh con, cô cầm thước vụt con’. Tôi đã rất buồn khi nghe được điều đó. Buồn không phải do bị đổ oan mà vì sự gian dối của người lớn đã làm ảnh hưởng đến con trẻ”.
Một tiết mục của các thiên thần nhỏ.
Gương mặt tràn trề hạnh phúc của các cô giáo mầm non khi xem các bé biểu diễn.
Tiết mục đặc biệt của các cô giáo mầm non trong trường.
Sinh hoạt ngoài trời.
Theo quy định của sở GD, trung bình mỗi giáo viên lớp mẫu giáo lớn chăm
từ 12 đến 15 cháu. Nhưng hiện tại, lượng học sinh của hầu hết các trường
đều quá tải nên mỗi giáo viên phải chăm từ 20 đến 25 em.
Các cô giáo phải lo liệu tất cả phần việc trong phòng học kể cả dọn dẹp vệ sinh, đi lấy đồ ăn, chia phần ăn cho các cháu. Giờ ăn của học sinh cũng là thời gian vất vả và nhiều việc nhất.
Các cô giáo phải lo liệu tất cả phần việc trong phòng học kể cả dọn dẹp vệ sinh, đi lấy đồ ăn, chia phần ăn cho các cháu. Giờ ăn của học sinh cũng là thời gian vất vả và nhiều việc nhất.
Vệ sinh chân tay trước giờ ăn trưa.
Cô luộc bánh trôi, bánh chay do các cháu tự nặn cho dịp tết Hàn thực.
Thực đơn và khẩu phần ăn của giáo viên và các cháu những ngày trong tuần.
Các cô xuống nhà bếp nhận khẩu phần ăn của các cháu rồi chuyển lên lớp.
Chia suất ăn cho các bé.
Hai cậu bé "khoe" chiếc bát đã ăn hết cơm.
Cô nhắc nhở các cháu ăn chậm.
Sau khi ăn xong, các cháu tự giác mang bát và thìa ra để riêng vào từng rổ.
Các bé đã được dạy tự động lau miệng vệ sinh cá nhân sau khi ăn.
Cô giúp những cháu ăn chậm, lười ăn ăn hết suất để đảm bảo sức khỏe.
Cô và các cháu chơi trò bán hàng, hưởng thành quả lao động từ công việc nặn bánh trôi.
Dọn dẹp chuẩn bị ngủ trưa.
Khi các cháu ngủ cũng là lúc cô tranh thủ dọn dẹp vệ sinh phòng
Vệ sinh sạch sẽ phòng học xong xuôi, cô Mai mới bắt đầu ăn cơm trưa.
Cô Mai tâm sự, nghề giáo viên mầm non đòi hỏi phải thực sự yêu trẻ thì
mới có thể gắn bó được. Dạy học sinh của mình có khi còn khó hơn dạy
con. Con hư, không nghe lời thì có thể mắng thậm chí đánh đòn nhưng đối
với học sinh thì lại không được phép làm điều đó. Mỗi khi học sinh phạm
lỗi các cô phải lựa theo tính cách của từng bé mà có phương pháp dạy
riêng. “Mọi người vẫn nói về nghề giáo viên là phải "Yêu nghề - Quý trẻ"
nhưng theo tôi phải đọc ngược lại vì có yêu trẻ thì mới có thể yêu nghề
được”, cô Mai chia sẻ những lời tâm huyết.