Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên là tuyến metro đầu tiên của TP HCM và cả nước. Sau ba năm thi công khẩn trương xây dựng suốt ngày đêm, tuyến metro đang dần thành hình, biến giấc mơ của người dân thành hiện thực vào năm 2020.

Afamilymetro02
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên là một trong 8 tuyến metro của mạng lưới quy hoạch đường sắt đô thị TP HCM. Đây là tuyến được khởi công sớm nhất, vào tháng 8/2012 với tổng số vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Toàn tuyến có 14 ga, trong đó có 11 ga trên cao và 3 ga ngầm. Trong đó, ga đầu tiên là ga ngầm Nhà hát thành phố, được khởi công vào cuối tháng 7 được xây dựng ở độ sâu 40 m, có thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m, gồm 4 tầng. Dưới độ sâu khoảng 4 m ở ga từng tốp công nhân, kỹ sư đảm nhận những công việc khác nhau cả ngày lẫn đêm. 

Afamilymetro10
Có khoảng 150 công nhân tất bật làm việc ở công trình ga ngầm này. Với công việc mang tính nặng nhọc này, thành phần công nhân phần lớn là nam giới. Tuy nhiên, vẫn có khoàng 20 phụ nữ góp sức đưa ga ngầm Nhà hát thành phố sớm hoàn thiện, kết nối với toàn tuyến metro số 1. Như bao công nhân khác. bữa sáng của họ chỉ là bữa ăn đạm bạm mua của người bán hàng rong cạnh công trình.

Afamilymetro12
Mỗi sáng, khoảng 7h các công nhân bắt đầu bằng một bài thể dục giúp tinh thần thoải mái và có sức khỏe tốt để bước vào một ngày làm việc dưới lòng đất.

Afamilymetro13
Sau khi chỉ huy công trình trao đổi, rút kinh nghiệm, phổ biến kế hoạch công việc trong ngày đối với các bộ phận thi công, các công nhân chui xuống lòng đất, bắt đầu một ngày làm việc. Vì ở đây không có căn tin nên các nữ công nhân đều mang theo nước, làn, xô đựng thức ăn trưa cho mình.

Afamilymetro14
"Trước kia tôi từng phụ hồ, sau đó được người quen xin cho vào làm ở đây cả năm nay rồi. Công việc này không nặng nhọc như phụ hồ và khá an toàn. Chúng tôi được trang bị kĩ lưỡng, đeo khẩu trang có than hoạt tính để lọc chất độc, mặc áo bảo hộ có phản quang. Nón bảo hộ phải có tem dán đã huấn luyện về điều kiện an toàn khi làm việc dưới hầm, chân mang giày chống đinh", chị Ngọc Hòa (33 tuổi, quê Bến Tre) nói.

Afamilymetro15
Không đảm nhận những vị trí đòi hỏi nhiều chuyên môn, công việc của chị em công nhân tại ga ngầm phần lớn mang tính phổ thông như tạp vụ, quét dọn...

Afamilymetro16
Phía dưới hầm đoạn sát Nhà hát TP ngổn ngang sắt thép. Hàng chục kỹ sư, công nhân, giám sát miệt mài làm việc, trong đó các nữ công nhân chủ yếu dùng dây thép cột chặt những thanh thép trên giàn.

Afamilymetro01
Để cột được các thanh thép tạo thành lồng thép, họ phải chui vào tận bên trong lồng hẹp, nhỏ chỉ vừa cho một người chui.

Afamilymetro17
Việc di chuyển ra khỏi các lồng khung cũng không hề đơn giản. Người đầm đìa mồ hôi, Chị Thủy (30 tuôi, quê Long An) cho biết, công việc tuy không quá khó khăn, chỉ học việc vài ngày là thạo. Tuy nhiên, chúng tôi luôn phải cẩn thận, nếu sơ sẩy người hoặc tay chạm vào các cạnh nhọn, dây thép sẽ bị chảy máu, ê buốt.  Tôi từng bị thanh thép nặng đè lên tay khá là nhức này".

Afamilymetro18
Ngoài ra việc di chuyển trên các lồng thép cũng không đơn giản với cánh chị em vì rất dễ dẫm phải dây thép, đinh lòi ra hoặc sụt chân xuống các khe hở. Vì thế, chiếc giày chống đinh là đồ không thể thiếu khi vào công trường. "Hơn 1 năm tôi làm ở đây, may mắn chưa thấy ai bị sụt chân ngã xuống, chứ nếu ngã dễ bị thép đâm vào người lắm", chị Huỳnh Thị Tím (quê Đồng Tháp) nói.

Afamilymetro20
Cũng tương tự như ở ga ngầm, công việc của nữ công nhân tại các bộ phận khác của tuyến metro số 1 khá đơn giản, mang tính phổ thông. Trong ảnh, công nhân làm việc bẻ cong thép bằng máy tại trạm depot (trạm bảo dưỡng kĩ thuật) ở quận 9.

Afamilymetro03
Có vẻ nhàn nhưng cần sự tư duy nhiều hơn là công việc đốc thúc, triển khai công việc cho các công nhân. Công việc này cũng có nữ công nhân tham gia. Trong ảnh, chị Mai (22 tuổi) đang liên lạc qua điện thoại với các bộ phận để phổ biến lại cho các anh chị em khác tại công trường ga ngầm Nhà hát thanh phố.

Afamilymetro04
"Tôi làm ở đây được 7 tháng rồi, công việc này không có nặng nhọc lắm đâu nhưng môi trường nhiều bụi bặm, tiếng máy chạy ào ào suốt đêm, có khi cũng phải khuân vác thép nên tối về đến nhà là hai bàn tay, lưng cứ ê buốt", chị Nguyễn Thanh Loan (32 tuổi, quê Đồng Tháp) chia sẻ.

Afamilymetro05
Phút đùa giỡn của chị Lê Thị Gâm (42 tuổi)  với đồng nghiệp. Theo chị Gâm, thường các nữ công nhân ở đây được trả từ 130 - 160 ngàn/ngày công.

Afamilymetro06
Bữa ăn trưa đạm bạc được nấu từ nhà mang lên công trường.

Afamilymetro07
Hai vợ chồng chị Huỳnh Thị Tím dùng cơm trưa do chị nấu từ sáng sớm. "Ở đây, những nữ công nhân như tôi đều làm chung với chồng hoặc anh chị em. Đến bữa ăn, cứ mỗi nhóm ngồi ăn cơm thì đó là một gia đình đấy", chị Tím cho hay.

Afamilymetro09
Mặc kệ tiếng máy chạy ào ào, sự bụi bặm trong lòng đất, nhiều chị em tranh thủ nghỉ trưa để lại sức, tiếp tục cho buổi chiều làm việc. Họ thường ngủ ngay dưới lòng đất vì có quạt mát, lại không bị ánh nắng chiếu vào.

Afamilymetro11
Công nhân Nguyễn Thanh Loan cho biết làm trong không khí công trường khẩn trương, chị cũng cảm nhận được rồi đây tuyến metro hoàn thành sẽ đem lại sự đổi thay rất lớn. “Tôi thấy tự hào vì mình tham gia công trình lớn lao, có ý nghãi với sự phát triển của thành phố lắm chứ. Con tôi học  dưới quê. Tôi ráng làm lo cho cháu vô được lên Sài Gòn đại học. Mai mốt nó sẽ đi trên mấy xe lửa trên cao này, chắc cũng sẽ tự hào khi mẹ nó góp phần hoàn thành công trình này. Tôi nghĩ tới chuyện đó cũng thấy hay lắm”,  chị Loan cười rạng rỡ chia sẻ.