Người tranh thủ sửa xe, sửa đường ống nước, người nhặt rau, người nhóm bếp, trẻ con nô đùa… sát mép đường ray tàu hỏa, thậm chí trên đường ray, chỉ đến khi tiếng còi tầu rú lên từ xa xa, mọi người mới "tự động" dạt sang hai bên đường. Đó chính là những hình ảnh quen thuộc của xóm đường tàu Phùng Hưng, Hà Nội.

Có thể với những người ngoại đạo, họ sẽ nghĩ “làm sao có thể sinh sống ở ngay bên cạnh đường tàu? Sự nguy hiểm? Tiếng còi chát chúa mỗi lúc vang lên?” nhưng với những người nơi đây, họ đã quá quen với những điều này. Sở dĩ có tên “phố đường tàu” bởi cuộc sống của người dân khu phố diễn ra bên đường tàu: Ăn uống vui chơi, ngủ, làm việc... mọi thứ bên cạnh đường ray tàu hỏa.

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu
Chạy dọc đường ray là những chiếc xô chậu, bát đĩa,... 

cuộc sống đường tàu
Gà vịt vừa ăn vừa được sưởi nắng bên đường ray...

cuộc sống đường tàu
... bếp than tổ ong hoạt động hết công suất

cuộc sống đường tàu
Xô, chậu, dao thớt, rau thịt… làm nên những cái bếp di động ngoài trời bên đường ray, khoảng không chật chội được người dân xóm này tận dụng khéo léo.

cuộc sống đường tàu
Đường ray là nơi phơi giẻ lau...

cuộc sống đường tàu
Xóm đường tàu này vốn là những ngôi nhà cấp bốn được cấp cho nhân viên ngành đường sắt, thời gian qua, nhiều người dân tự ý cơi nơi khiến hành lang an toàn cho đường tàu thu hẹp dần, nguy hiểm về tai nạn từ đó cũng tăng cao.

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu
Giờ cơm là thời điểm các chị các mẹ tụ tập cùng nhau nấu nướng. Hôm nào đỡ nắng, đường ray là cái bếp của các mẹ các chị còn ngày nào nắng, họ lại dạt vào trong

cuộc sống đường tàu

Cô Cảnh – sinh sống ở con phố này đã mấy chục năm trời, tâm sự: “Quen rồi mà, tiếng còi có ồn một chút nhưng chỉ 1 phút là nó chạy qua ngay. Nguy hiểm gì đâu, chúng tôi sống bao lâu nay ở đây có sao, giờ tàu chạy qua không chỉ người lớn mà trẻ con còn biết, nên chả sợ. Sống ở đây cũng có cái lợi, đường ray nóng hấp nhiệt, cần phơi phóng gì cứ cho ra đó phơi xíu là khô cong”.

Hỏi về căn nhà 20m2 cạnh đường tàu của mình, cô Cảnh chia sẻ, cô có người nhà làm trong ngành đường sắt từ rất lâu rồi, gia đình cô được cấp nhà và sinh sống qua nhiều thế hệ. Cô bảo có nhiều gia đình có điều kiện mua đất nơi khác thì họ sẽ cho thuê những căn hộ ở đây. Nhìn chung, phòng ở đây khá rẻ so với mặt bằng chung nên có nhiều người, từ sinh viên, đến những người dân lao động ngoại tỉnh tới sinh sống nên giờ khu này khá đông đúc. 

Anh Bông (Nam Định) chia sẻ, anh đưa gia đình lên đây để làm ăn. Vợ anh làm công nhân ở một xí nghiệp nhỏ tại Hà Nội. Vì sức khỏe không tốt, anh trông 2 đứa con ở nhà. Anh tâm sự: “Lúc đầu khi mới chuyển đến đây, nửa đêm tiếng ầm ầm của tiếng tàu rồi tiếng rít của còi khiến lũ trẻ con giật mình khóc thét, nhưng rồi 1 thời gian lại quen”.

Thời gian đầu vợ chồng anh cũng lo lắng chuyện trẻ con gặp tai nạn vì sống ngay đường tàu nhưng anh tâm sự: “vì miếng cơm manh áo nên chúng tôi chấp nhận sống chung, thuê căn hộ ở đây chỉ 900.000 đồng/tháng. Sinh sống ở đây rất nhiều rủi ro đối mặt với những tiếng tàu, sự nguy hiểm rình rập nhưng chả còn cách nào ngoài việc phải cảnh giác, chăm con cẩn thận”.

Bác Chì – một người dân sống ở đây cho hay, bác sống bên cạnh đường tàu quen rồi, bác quen với sự chật chội, bề bộn, ầm ĩ của tiếng còi tàu. "Giờ mà bảo tôi chuyển chắc tôi cũng không thể" bác cho biết.

cuộc sống đường tàu
Sống quen với lịch tàu đến tàu đi qua lại hàng ngày nên thành nếp, người lớn luôn để mắt tới những em bé chập chững biết đi, họ đóng chặt cửa, ra ngoài thì có người theo trông. Bé Công lớp 5 đã lớn nên cứ thấy có tiếng tàu là em tự tránh. 

cuộc sống đường tàu
Bên đường ray, ngoài nấu cơm, rửa bát, họ còn làm những công việc của mình. Chú Bắc hàng ngày sửa xe cho khách.

cuộc sống đường tàu
Cũng chính tại đây, nhiều chị em làm ve chai tranh thủ phơi đồ

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu
Chị Hồng cho biết, chị sống tại đây và đây cũng là nơi làm việc của chị. 

cuộc sống đường tàu
Đường ray rất có ích trong việc phơi phóng đồ 

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu
Khi thu gom đủ phế liệu, họ mang tới cơ sở thu mua

cuộc sống đường tàu
"Cái khó của tôi đó chính là việc chả bao giờ dám mời họ hàng, làng xóm ngủ qua đêm thậm chí tới chơi. Không phải do nhà không đẹp mà là do lo lắng khách sẽ khó chịu với tiếng tàu ồn ào cứ tiếng 1 lần", cô Hường - người dân sinh sống tại khu phố này cho hay

cuộc sống đường tàu
Những hình ảnh quen thuộc của xóm đường ray

cuộc sống đường tàu

cuộc sống đường tàu
Đằng sau cuộc sống hào nhoáng đô thị luôn ẩn chứa một cuộc sống khác có phần lam lũ. Những sinh hoạt hàng ngày ở đây chính là sự phản chiếu cuộc sống của tầng lớp người lao động, dân nhập cư