Bác sĩ Quân, bệnh viện Peking Union Medical College Hospital, Trung Quốc, mới đây chia sẻ về trường hợp cô Lâm là sinh viên đại học năm thứ nhất. Cô Lâm có đời sống phóng túng, có thói quen đi Bar, trải qua tình một đêm và không may nhiễm HIV

Ngặt nỗi, cô Lâm không biết bản thân mắc bệnh HIV. Trong 3 năm kể từ thời điểm mắc bệnh, cô Lâm lần lượt hẹn hò với 4 chàng trai, mối tình với các chàng đều không thành dẫn đến chia tay, và cả 4 chàng đều lây bệnh HIV từ cô.

Trong 3 năm, nữ sinh viên vô tình lây nhiễm HIV cho 16 người liên quan vì thói quen đi Bar - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi chia tay cô Lâm, 4 chàng trai tiếp tục hẹn hò với những cô gái khác và căn bệnh HIV tiếp tục lây nhiễm sang nhiều người. Thời điểm cô Lâm được chẩn đoán mắc bệnh HIV, cục kiểm soát dịch bệnh đã lật lại tình trường của cô và các bạn trai cũ thì phát hiện cô Lâm đã vô tình lây nhiễm cho tổng cộng 16 người liên quan.

Cô Lâm suy sụp cho biết: "Mọi chuyện xảy ra như một cơn ác mộng, tôi quả thật không biết mình mắc bệnh HIV. Tôi đã yêu và chia tay nhiều chàng trai, tôi không cố ý lây bệnh cho họ. Điều khiến tôi đau đớn là tôi đã vô tình tổn thương 16 người vô tội và gia đình của họ phải chịu nỗi giày vò do căn bệnh gây ra".

Bác sĩ Quân cảnh báo: "Trong thời đại giới trẻ yêu đương phóng túng và sống chung như hiện nay, trường hợp như cô Lâm không phải là cá biệt. Tôi muốn nhắc nhở mọi người, sau khi bạn phát sinh quan hệ với người nhiễm HIV, bạn phải tự cứu bản thân trong vòng 72 giờ vàng. Thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có hiệu quả tốt nhất trong vòng 2 giờ, và sau đó tỷ lệ ngăn ngừa bệnh sẽ giảm dần".

HIV không có dấu hiệu cụ thể trong thời gian đầu

HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, bệnh liệt kháng) là một bệnh gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người.

Giai đoạn đầu của bệnh có triệu chứng giống cúm nhưng sau đó thì không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Bệnh tiến triển khi hệ miễn dịch bệnh nhân suy giảm, cũng là lúc bệnh nhân dễ mắc các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc khối u khác thường.

HIV/AIDS không thể chữa khỏi và không có thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh HIV

Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng tiên phát):

Giai đoạn khi mà người bệnh vừa tiếp nhận các chất dịch cơ thể từ người nhiễm trước đó, virus giai đoạn này nhân lên rất nhanh.

Khoảng 2 - 4 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết bệnh nhân sẽ mắc bệnh cúm với triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản. Ít phổ biến hơn có thể kể đến như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan lách, sút cân và các triệu chứng thần kinh khác.

Thời gian của các triệu chứng trung bình là 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần.

Vì các tính chất không rõ ràng của triệu chứng nên bệnh nhân thường không nhận ra dấu hiệu của HIV.

Giai đoạn mãn tính:

Đây là giai đoạn mà sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính.

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 20 năm tùy trường hợp, trong suốt thời gian này HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết nên các hạch này thường xuyên bị sưng do phản ứng với một lượng lớn virus.

Bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh trong giai đoạn này.

Giai đoạn AIDS:

Giai đoạn này xảy ra khi sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.

Khởi phát của các triệu chứng có thể là giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa), viêm da, loét miệng, phát ban da.

Đặc trưng của sự mất sức đề kháng nhanh là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Candida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tổn thương ngày càng nặng và đau đớn như: bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết,…

Viêm phổi do nấm cũng phổ biến và thường gây tử vong.

Theo Ettoday