Nhiều trẻ em bị dị ứng với những thứ bình thường như thực phẩm, hóa chất, mạt bụi, cỏ, cỏ dại hoặc cây cối, côn trùng, vật nuôi. Mặc dù ít gặp nhưng một số trẻ bị dị ứng cả với những thứ như thuốc hoặc latex (sản phẩm cao su). Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch. Khi bị dị ứng với một thứ gì đó, hệ thống miễn dịch của người đó bị nhầm lẫn và nghĩ rằng chất đó có hại cho cơ thể và gây ra phản ứng.

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Một số loại dị ứng thường gặp ở trẻ, nhất là loại thứ 5 cha mẹ không nên chủ quan - Ảnh 1.

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng từ nhẹ hoặc trung bình

- Phát ban, nổi mề đay

- Sưng mặt, mắt hoặc môi

- Ngứa ran người hoặc ngứa miệng

- Chàm, sốt hoặc hen suyễn nặng hơn bình thường

- Đau dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi bị dị ứng

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể bao gồm một hoặc nhiều biểu hiện sau đây:

- Thở khó khăn

- Sưng lưỡi

- Sưng cổ họng hoặc đau thắt

- Khó nói hoặc giọng khàn

- Thở khò khè hoặc ho dai dẳng

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu

- Xanh xao và cơ thể mất sức

- Đau bụng dữ dội, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Một số loại dị ứng thường gặp ở trẻ, nhất là loại thứ 5 cha mẹ không nên chủ quan - Ảnh 2.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu con bạn bị phản ứng phản vệ, trước tiên hãy đặt con bạn nằm ngửa hoặc ngồi. Đừng để con bạn đứng hoặc đi lại xung quanh. Tiếp theo, sử dụng dụng cụ tiêm adrenaline như EpiPen hoặc Anapen nếu có. Sau đó gọi xe cứu thương đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Một số tình trạng dị ứng thường gặp ở trẻ

1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em là đậu phộng và sữa. Các tác nhân thường thấy khác bao gồm trứng, cá, động vật có vỏ (cua, tôm), đậu nành, hạt trái cây (ví dụ như quả hồ đào, hạt điều, quả óc chó) và lúa mì. Các phản ứng nghiêm trọng nhất thường xảy ra với đậu phộng, hạt trái cây, cá và động vật có vỏ. Tình trạng dị ứng với những thực phẩm này có thể kéo dài suốt đời.

Để phòng ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ, bố mẹ nên thực hiện theo nguyên tắc sau: Loại trừ thức ăn có khả năng dị ứng ra khỏi thực đơn của trẻ. Tránh để bé tiếp xúc với các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng. Dặn dò giáo viên ở trường về thực đơn của con phù hợp, tránh thức ăn có thể gây dị ứng.

Một số loại dị ứng thường gặp ở trẻ, nhất là loại thứ 5 cha mẹ không nên chủ quan - Ảnh 3.

2. Dị ứng hóa chất

Hóa chất trong các vật dụng thông thường như đồ trang sức bằng kim loại, thuốc nhuộm quần áo, băng dính và hồ dán có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên da. Điều này được gọi là viêm da tiếp xúc. Con bạn cũng có thể phản ứng với kem, thuốc bôi hoặc kem chống nắng.

Những phản ứng này thường không nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu gia đình bạn có tiền sử da nhạy cảm, bạn có thể thử sử dụng các sản phẩm ít gây dị ứng cho da của con. Và trước khi dùng sản phẩm bôi nào, hãy thử trên một vùng da nhỏ trước. Giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc làm mát không khí có mùi thơm cũng có thể giảm nguy cơ gây kích ứng da và mũi của con.

3. Dị ứng mạt bụi

Mạt bụi có ở hầu hết mọi nhà. Chúng sống ở những nơi ấm áp và ẩm ướt như đệm, gối, đồ chơi, đồ nội thất mềm và thảm.

Các triệu chứng thông thường của dị ứng mạt bụi bao gồm sốt, chàm và hen suyễn. Ngoài ra, nếu con bạn bị nghẹt mũi, chúng có thể ngáy ngủ.

Dị ứng mạt bụi không theo mùa – chúng xảy ra quanh năm.

Phòng ngừa dị ứng mạt bụi:

Tốt nhất là tập trung vào việc giảm thiểu mạt bụi trên giường, phòng ngủ và trong nhà của bạn. Bạn có thể thử một số cách như sau:

- Giặt khăn trải giường và vỏ gối mỗi tuần bằng nước có nhiệt độ từ 60°C trở lên.

- Loại bỏ tất cả đồ chơi mềm khỏi giường và phòng ngủ. Hoặc bạn có thể giặt rửa chúng hàng tuần trong dầu khuynh diệp hoặc cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm.

- Dọn dẹp và giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ nhất có thể.

- Giữ độ ẩm trong nhà bằng cách sử dụng quạt thông gió, mở cửa sổ.

Một số loại dị ứng thường gặp ở trẻ, nhất là loại thứ 5 cha mẹ không nên chủ quan - Ảnh 4.

4. Dị ứng cây cỏ

Dị ứng với phấn hoa, cây cối là khá phổ biến với nhiều trẻ nhỏ. Những dị ứng này thường gây ra các triệu chứng sốt, đôi khi bao gồm sổ mũi, ngứa mắt và mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.

Những dị ứng này có xu hướng tồi tệ hơn vào những tháng mùa xuân và mùa hè, khi cây cối và các loại thực vật khác đang ra hoa.

Một số trẻ có thể bị phát ban da sau khi chạm vào cây cối hoặc bệnh chàm của chúng có thể trở nên tồi tệ hơn.

Phòng ngừa dị ứng cây cỏ: Tốt nhất là giảm thiểu sự tiếp xúc của con với phấn hoa từ hoa lá, cỏ dại và cây cối. Nên cho con đi tắm sau khi chơi ngoài trời, đặc biệt nếu con bạn cảm thấy ngứa.

5. Dị ứng vật nuôi

Trẻ em có thể bị dị ứng với lông hoặc nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, thỏ hay các động vật khác.

Dị ứng với động vật thường gây ra các triệu chứng như ngứa da, phát ban, sổ mũi và ngứa mắt. Chúng cũng có thể làm cho trẻ bị sốt, bệnh hen suyễn hoặc bệnh chàm của trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Nếu vấn đề khiến con bị dị ứng là vật nuôi trong gia đình, cách tốt nhất để con bạn tránh tiếp xúc với những con vật đó. Đừng để chúng chơi trong phòng ngủ hoặc ngủ trên giường của con bạn. Con bạn cũng nên tránh chạm vào con vật mà chúng phản ứng.