Cách Hà Nội hơn 80km, Nam Định là một trong những tỉnh miền Bắc nổi tiếng với gần 4.000 di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu như: Phủ Dầy, đền Trần, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa Lương...
Không chỉ vậy, đặt chân đến mảnh đất hiền hậu này, dân tình còn choáng ngợp trước những tòa lâu đài đồ sộ, những dinh thự sang trọng, nhiều đến mức người dân cứ ra ngõ là gặp lâu đài. Không một làng xã, huyện nào thuộc tỉnh Nam Định không có những tòa lâu đài sừng sững mọc lên.
Người dân làm nghề "shipper đường thủy", làng rộng hơn 3km2 có tới 60% là biệt thự, nhà cao tầng
Nổi tiếng là một "làng tỷ phú" nức tiếng tại Nam Định, làng Phú An, xã Cát Thành, tỉnh Nam Định là nơi có "số lượng" dinh thự, lâu đài nhiều nhất tỉnh. Ước tính làng Phú An chỉ rộng khoảng hơn 3km2 nhưng lâu đài, dinh thự, nhà cao cửa rộng mọc lên san sát nhau.
Phú An được mệnh danh là "ngôi làng tỷ phú" ở Nam Định khi chỉ rộng khoảng hơn 3km2, nhưng có đến 60% là biệt thự, nhà cao tầng. (Nguồn: @nongthonvietnam1, @quannamdinh).
Dân làng nơi đây có tới 80% theo nghề vận tải đường thủy. Đội tàu vận tải của làng Phú An với hàng trăm chiếc chạy dọc khắp các dòng sông từ Bắc vào Nam và cả đường biển quốc tế.
Trên báo Nam Định từng đưa tin, phần lớn của cải của người làng Phú An là những chiếc tàu thủy có tải trọng từ 1.000 - 5.500 tấn, trị giá mỗi chiếc hàng trăm tỷ đồng. Theo ước tính của UBND thị trấn, mỗi chuyến tàu sông sau khi trừ chi phí cho thu nhập thực tế khoảng 100 triệu đồng/tháng; còn tàu biển mỗi tháng có thu nhập thực tế từ 500-600 triệu đồng/tháng.
Theo báo Tiền Phong từng đưa tin, ông Vũ Văn Chính - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cát Thành, cho biết, làng Phú An có 3 tổ dân phố: Phú Thọ, Nam An, Liên Phú. Làng hiện có trên 1.100 hộ, với 3.900 nhân khẩu. Từ xa xưa, người dân trong làng có nghề thuyền chài, rồi phát triển vận tải đường sông chở hàng đi các tỉnh buôn bán, giờ thì làm cả vận tải biển.
Kênh Youtube của Truyền hình Quốc Hội cũng từng đưa tin về "ngôi làng tỷ phú" Phú An này. Ước tính thu nhập của thủy thủ trên tàu khoảng 15 triệu/tháng, thuyền trưởng sẽ cao hơn khoảng 35 triệu, nếu là tàu vận chuyển vào Sài Gòn thì sẽ vào khoảng 30 - 40 triệu, riêng tàu đi quốc tế, thu nhập còn gấp nhiều lần.
Một trong những tòa lâu đài 7 tầng nguy nga, tráng lệ nhất làng và chủ nhân của tòa lâu đài cũng là một người làm trong ngành vận tải đường thủy tại làng Phú An. (Nguồn: @nongthonvietnam1).
Nam Định - mảnh đất của những lâu đài, dinh thự phủ khắp các làng, xã
Ngoài "làng tỷ phú" Phú An nức tiếng, Nam Định còn là vùng đất hội tụ các làng xã giàu có với những ngôi biệt thự, lâu đài nhiều không đếm hết. Chỉ cần điểm qua vài ngôi làng quen thuộc, đã thấy đa phần hộ gia đình nào cũng nhà cao cửa rộng, xe ô tô đỗ khắp đường làng.
Các huyện tại Nam Định (Nguồn: @nongthonvietnam1).
Những làng giàu có nhất tỉnh có thể kể đến như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh, xã Hải Vân - Hải Hậu, xã Yên Nhân - Ý Yên, xã Giao Tiến - Giao Thủy...
Làng nghề gỗ Hải Minh từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Trước kia, các sản phẩm đồ gỗ như bàn, tủ, sập, trường kỷ... Hiện nay, toàn xã có gần 200 cơ sở kinh doanh, sản xuất mặt hàng này. Đồ gỗ trở thành một lĩnh vực kinh tế mang lại sự đổi mới cho làng quê. (Nguồn: @nongthonvietnam1).
(Nguồn: @nongthonvietnam1).
Nếu chỉ nhìn qua những căn biệt thự, dinh thự này, khó ai nghĩ rằng những căn nhà lầu xe hơi này lại nằm trong những ngôi làng hay con đường nhỏ quanh xã.
(Nguồn: @nongthonvietnam1).
Người dân nơi đây họ có thể kinh doanh, hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như làng Phú An chuyên nghề vận tải đường thủy, làng Hải Minh chuyên về đồ gỗ mỹ nghệ, làng nghề đúc đồng ở Ý Yên... Những làng nghề truyền thống góp phần giúp đời sống người dân ấm no, đầy đủ hơn, nhờ vậy mà những căn biệt thự, nhà lầu xe hơi có cơ hội mọc lên san sát.
(Nguồn: @nongthonvietnam1).