Vào ngày 20/3/1986, McDonald's khai trương cửa hàng đầu tiên gần "Quảng trường Tây Ban Nha" ở Rome (Ý) và nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới trẻ địa phương.

Những người trẻ tuổi ăn hamburger vô tình rơi vào ống kính của Carlo Petrini, một chuyên gia ẩm thực Ý. Ông quan sát thấy rằng thức ăn nhanh được tạo ra bởi công nghiệp hóa bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới, trong khi thực phẩm tươi tự nhiên và cân bằng dinh dưỡng bị bỏ rơi phía sau.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 1.

Ngay sau đó, ông đã đưa ra khái niệm "Thức ăn chậm" (Slow food), phản đối thực phẩm chế biến trên dây chuyền công nghiệp, tuyên truyền chế độ ăn uống sạch và cân bằng dinh dưỡng. Ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

Petrini cũng chính thức thành lập Hiệp hội Thực phẩm chậm Quốc tế vào ngày 10/12/1989, với logo là một con ốc sên. Kể từ đó, "Thức ăn chậm" đi ngược với xu thế thời đại đã trải qua hành trình hơn 30 năm. Thực tế cho thấy, "Thức ăn chậm" ngày càng được thời đại tiếp nhận: Nếu bạn muốn duy trì vóc dáng khỏe mạnh trong một chế độ ăn uống hiện đại đa dạng của thời nay, ăn chậm sẽ nuôi dưỡng cả cơ thể và tâm trí của bạn.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 2.

Ăn là hạnh phúc

"Thức ăn chậm" có nghĩa rõ ràng như trên mặt chữ: ăn chậm, cảm nhận toàn bộ chất lượng, tinh túy của món ăn.

Sự quan tâm đặc biệt đến thức ăn của Petrini được hình thành từ bà ngoại, người thường gom nhặt vụn bánh mì trên bàn sau khi bữa tối và tận dụng hết mức toàn bộ nguyên liệu thực phẩm. Món ăn của bà đã cho Petrini những nhận thức đầu tiên về nền ẩm thực vùng nông thôn Ý.

Petrini cũng tôn vinh câu nói của "nhà thơ nông dân" người Mỹ, Wendell Berry: "Ăn là một hành động mang tính nông nghiệp".

Người tiêu dùng với sự lựa chọn của họ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Ông muốn bảo vệ quyền được tận hưởng niềm vui của con người thông qua các loại thực phẩm tươi ngon, đồng thời kêu gọi hạn chế thức ăn nhanh được bày bán trong các siêu thị.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 3.

Hiện nay, sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, làm cho khẩu vị của người dân trên toàn thế giới trở nên giống nhau, sự khác biệt trong vị giác của mỗi người dần biến mất. 

Các loại thực phẩm công nghiệp được sản xuất bằng quy trình “vỗ béo cấp tốc” như thịt và trứng, các loại nước sốt và đóng hộp giúp bạn chế biến nhanh hơn, khiến cho hương vị của thực phẩm trở nên mô hình hóa, không còn có sự khác biệt trong chế biến thủ công, thành phần dinh dưỡng cũng đơn giản hơn. 

Phải công nhận rằng công nghiệp thực phẩm hiện đại mang lại cho chúng ta rất nhiều thuận tiện, dù gì “ngon hay dở, xấu hay đẹp cũng đều nuốt xuống bụng”. Song, thú vui khi ăn cũng nhạt nhòa, các vấn đề về sức khỏe xuất hiện.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 4.

Ngày nay, so với 30 năm trước, khái niệm “Thức ăn chậm” cũng đang phát triển song song với thời đại.

Một trong những công cuộc cấp bách nhất hiện nay là bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi đa dạng sắp “tuyệt chủng” trên toàn thế giới, chẳng hạn như trái cây, rau củ và gia súc hiếm... 

Thứ hai là giúp thúc đẩy các trang trại quy mô nhỏ và người chế biến thực phẩm duy trì lý tưởng văn hóa ẩm thực, giúp họ tăng thu nhập. 

Là người tiêu dùng, chúng ta có lẽ nên chủ động lựa chọn những thực phẩm được nuôi trồng tại địa phương, sử dụng phương pháp truyền thống. Những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống này thường có thời gian ra thành phẩm lâu hơn so với công nghiệp thực phẩm nhanh, nhưng hương vị phong phú hơn, quá trình thưởng thức và chế biến cũng mang lại cảm giác hạnh phúc mạnh mẽ hơn.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 5.

"Nơi sinh ra" của thực phẩm

Đầu bếp nổi tiếng Michelin, Alice Waters và nhà hàng Chez Panisse của cô được biết đến như là người tiên phong trong phong trào “Thức ăn chậm” ở Mỹ. 

Alice lớn lên ở New Jersey và có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu sâu sắc với gia đình. Mùa xuân và mùa thu cùng nhau đi xem hoa nở, lá chuyển sang màu vàng; mùa hè thu hoạch cà chua chín và ngô trên đất nông nghiệp. Sợi dây liên kết với thiên nhiên như phương thuốc giúp cô được chữa lành và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 6.

Lớn lên, Alice học nấu ăn ở Anh và Pháp. Tại đây, cô cảm nhận được sự kiên trì của người châu Âu đối với các nguyên liệu tươi sống. Nào năm 1971, cô mở một nhà hàng tên là Chez Panisse ở Berkeley (California), với tất cả nguyên liệu đều đến từ các nông trại ở nông thôn. Nhà hàng Chez Panisse không có nhiều món và thường thay đổi nguyên liệu theo mùa, tất cả đều được mua từ nông dân địa phương. 

"Tôi luôn muốn biết thực phẩm được trồng như thế nào và đến từ đâu, chứa thành phần dinh dưỡng gì", Alice bộc bạch.

Nhà hàng Chez Panisse được khai trương ngay trong thời đại phổ biến nhất của thức ăn nhanh ở Mỹ. Theo quan điểm của Alice, thức ăn nhanh không chỉ là thực phẩm đơn thuần, mà còn khiến cả thế giới thay đổi theo hướng giống nhau.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 7.

Bất kể ở thành phố nào, thức ăn nhanh luôn đại diện cho tiêu chuẩn hóa

Cách ăn Hotdog ở New York nên giống Los Angeles, nếu hương vị có sự khác biệt thì cho thấy việc kiểm soát chất lượng có vấn đề. 

Thực phẩm tiêu chuẩn hóa thật sự mang lại cảm giác an toàn, cho phép chúng ta nếm được hương vị quen thuộc ở những nơi khác nhau. Nhưng nó cũng khiến chúng ta mất đi cơ hội thử cái mới.

Alice có nhận thức sâu xa hơn về “Thức ăn chậm”. Nhìn vào thế giới thực phẩm hiện tại, vấn đề cần phải đối mặt không chỉ là "tiêu chuẩn hóa", mà còn là bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu. 

Phô mai là một phần quan trọng của văn hóa ẩm thực của nước Anh. Nhưng gần đây đã có những thay đổi đáng kể trong cách sản xuất phô mai. Hầu hết các nguyên liệu phô mai trên thị trường Anh hiện nay được lựa chọn từ sữa diệt khuẩn Basche và bột nở, trải qua một chuỗi quy trình sản xuất dài mới xuất hiện trên bàn ăn. 

Để chống lại xu hướng này, Triển lãm Phô mai ở Anh năm 2019 đã tập hợp các nhà sản xuất phô mai, là những minh chứng mạnh mẽ nhất chống lại logic sản xuất công nghiệp. 

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 8.

Joe Schneider là nhà sản xuất duy nhất sử dụng sữa tươi để làm phô mai Stichelton.

Theo thống kê năm 2020 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, khoảng 1/3 thực phẩm được tiêu thụ trên toàn thế giới bị lãng phí mỗi năm.

Cùng với thực phẩm bị lãng phí, có những trào lưu "overeating" (ăn nhiều quá mức cần thiết) ngày càng phổ biến và những thực phẩm làm cho mọi người cảm thấy no nhanh. Những thực phẩm này thường được sản xuất cấp tốc và thêm một lượng lớn muối, đường và chất béo để tăng hương vị. Tất cả được gọi là "Thực phẩm rác".

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, tăng trưởng nhanh khiến sức khỏe phải “bật đèn đỏ”

Dưới sự phát triển của công nghiệp thực phẩm nhanh, một con gà từ 1 năm rút ngắn thời gian xuống còn 45 ngày để đưa ra thị trường, lợn từ 2 năm rút ngắn đến hơn 4 tháng phát triển. 

Trước đây, trong năm chỉ một mùa nhất định có thể ăn trái cây và rau quả. Thứ không thể thiếu trong các sản phẩm nông nghiệp cấp tốc này là các loại chất kích thích sinh trưởng, vẫn được con người ăn vào bụng một cách vô tư. 

Đến năm 2050, dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên gần 10 tỷ người, đất và nước đang ngày càng bị chiếm dụng, con người tiến bộ nhanh hơn và ít quan tâm đến vấn đề ăn uống hàng ngày.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 9.

Thu hoạch ô liu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Ăn vào thứ gì, bạn sẽ là thứ đó”

Từ hơn 30 năm trước đến nay, “Thức ăn chậm” cũng từng bị áp đặt cho cái mác “thượng đẳng” và bị chỉ trích.

Một trong những nguyên nhân chính là, "Thức ăn chậm" ủng hộ nông nghiệp địa phương. Theo đó, thực phẩm địa phương sẽ đắt hơn khoảng 30% so với giá nông sản trung trình trên thị trường. Điều này khiến cho bộ phận người có thu nhập bình thường luôn quan trọng vấn đề giá cả đắn đo có nên đi theo “Thức ăn chậm” hay không.

Về vấn đề này, Petrini nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 rằng: “Mặc dù hầu hết mọi người bây giờ chỉ nhìn vào giá cả khi mua thực phẩm, thế giới đang thay đổi, tác động của chế độ ăn uống đối với cơ thể đang dần trở nên nổi cộm, cùng với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng tăng trong giới trẻ, khiến tôi cảm thấy cần phải làm cho nhiều người hiểu thực phẩm rẻ gây ra hàng loạt vấn đề hệ lụy như tiêu tốn chữa bệnh, hậu họa biến đổi khí hậu”.

Một trong những việc khó nhất thế giới: "Ăn chậm" - Ảnh 10.

Vì vậy, đối với hầu hết những người đi theo chủ nghĩa ăn chậm, “Thức ăn chậm” không phải đều được mua tại các trang trại hữu cơ suốt 365 này. Nó muốn mọi người thoát khỏi cuộc sống bận rộn, nghiêm túc và trân trọng món ăn trên bát đĩa, suy nghĩ về nơi chúng được sản xuất, cùng với hương vị bên trong.

Một tuần 7 ngày, dành ra vài ngày tắt ứng dụng đặt đồ ăn online, cố gắng nấu cho mình bữa ăn ngon. Cuối tuần, đến những nông trại thiên nhiên, tìm hiểu cách quả cà chua, quả ớt được ra đời…

(Nguồn: Thepaper)

https://afamily.vn/mot-trong-nhung-viec-kho-nhat-the-gioi-an-cham-20220904121627745.chn