Một vài cách để mẹ kiểm tra thính giác cho bé theo mốc tuổi
Quan tâm đến khả năng nghe của trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị cho con.
Một số bé chào đời với trục trặc về thính giác. Một số bé có khả năng nghe bình thường, sau mới trục trặc. Điều quan trọng là bạn nên phát hiện sớm những bất thường ở thính giác của bé (vì nghe kém có thể trì hoãn kỹ năng ngôn ngữ).
Những câu hỏi gợi ý dưới dây nhằm kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi. Trả lời “có” hoặc “không” cho mỗi câu hỏi. Nếu có một đáp án là “không”, bạn cần xem xét lại và đưa bé đi khám, nếu cần.
Từ sơ sinh đến 3 tháng
- Bé phản ứng với âm thanh lớn.
- Bé bình tĩnh và mỉm cười khi có người nói chuyện.
- Nhận ra giọng nói của mẹ và dịu lại nếu đang khóc.
- Khi cho bú, bé bắt đầu hoặc ngừng hút do phản ứng với âm thanh.
- Bé tạo âm thanh vui vẻ.
- Mỉm cười khi nhìn thấy mẹ.
Từ 4 tới 6 tháng
- Dõi theo âm thanh bằng mắt.
- Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của mẹ.
- Chú ý tới những đồ chơi tạo âm thanh.
- Quan tâm tới âm nhạc.
- Bập bẹ một hoặc một chuỗi âm thanh, bắt đầu với p, b và m.
- Cười.
- Bập bẹ khi bị kích thích hoặc không hài lòng.
7 tháng tới 1 năm
- Thích chơi “ú òa”.
- Quay và nhìn theo hướng của âm thanh.
- Lắng nghe khi nói chuyện.
- Hiểu những khái niệm thông thường như “giày”, “cốc”, “sữa”...
- Đáp ứng yêu cầu như “Con lại đây”.
- Bập bẹ âm thanh dài như “tata”, “bubu”, “bibi”.
- Giao tiếp cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay.
- Có một vài từ có nghĩa ở sinh nhật đầu tiên như “bà bà”...
1-2 tuổi
- Biết một vài bộ phận cơ thể và chỉ ra chúng khi được hỏi.
- Làm theo lệnh đơn giản: “Đá bóng” hoặc hiểu câu đơn giản: “Giày của con ở đâu?”.
- Thích câu chuyện, bài hát và những giai điệu đơn giản.
- Chỉ vào những bức hình, có thể gọi tên.
- Biết nói những từ mới.
- Dùng câu hỏi đơn giản: “Mèo đâu rồi?”, “Mẹ đâu rồi?”.
- Đặt 2 từ với nhau, chẳng hạn: “ăn bánh”.
2-3 tuổi
- Dùng câu với 2-3 từ để nói hoặc hỏi.
- Gọi tên một số đối tượng theo yêu cầu.
- Ngôn ngữ của bé được hiểu bởi những người trong nhà.
3-4 tuổi
- Nghe được mẹ khi mẹ gọi to từ một phòng khác.
- Nghe truyền hình hoặc phát thanh ở mức độ tương tự với các thành viên trong nhà.
- Có thể trả lời các câu đơn giản như “Ai?”, “Cái gì?”, “ở đâu?”, “Tại sao?”.
- Nói về hoạt động tại nhà trẻ, nhà bạn của bé.
- Dùng câu có 4 hoặc nhiều hơn 4 từ.
- Nói trôi chảy mà không cần lặp lại từ.
Với những bé ở trường hợp dưới đây, cha mẹ cần lưu ý đặc biệt về thính giác của con và nên đưa con thăm khám bác sĩ:
- Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của bé có vấn đề về thính giác.
- Người mẹ có vấn đề y tế trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (bệnh nặng hoặc chấn thương).
- Bé sinh non.
- Bé sơ sinh nhẹ cân.
- Bé có vấn đề về thể chất lúc sinh.
- Bé thường kéo tai.
- Bé từng bị sốt phát ban.
- Bé từng bị viêm màng não, nhiễm trùng tai, dị ứng...
Những câu hỏi gợi ý dưới dây nhằm kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi. Trả lời “có” hoặc “không” cho mỗi câu hỏi. Nếu có một đáp án là “không”, bạn cần xem xét lại và đưa bé đi khám, nếu cần.
Từ sơ sinh đến 3 tháng
- Bé phản ứng với âm thanh lớn.
- Bé bình tĩnh và mỉm cười khi có người nói chuyện.
- Nhận ra giọng nói của mẹ và dịu lại nếu đang khóc.
- Khi cho bú, bé bắt đầu hoặc ngừng hút do phản ứng với âm thanh.
- Bé tạo âm thanh vui vẻ.
- Mỉm cười khi nhìn thấy mẹ.
Từ 4 tới 6 tháng
- Dõi theo âm thanh bằng mắt.
- Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của mẹ.
- Chú ý tới những đồ chơi tạo âm thanh.
- Quan tâm tới âm nhạc.
- Bập bẹ một hoặc một chuỗi âm thanh, bắt đầu với p, b và m.
- Cười.
- Bập bẹ khi bị kích thích hoặc không hài lòng.
7 tháng tới 1 năm
- Thích chơi “ú òa”.
- Quay và nhìn theo hướng của âm thanh.
- Lắng nghe khi nói chuyện.
- Hiểu những khái niệm thông thường như “giày”, “cốc”, “sữa”...
- Đáp ứng yêu cầu như “Con lại đây”.
- Bập bẹ âm thanh dài như “tata”, “bubu”, “bibi”.
- Giao tiếp cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay.
- Có một vài từ có nghĩa ở sinh nhật đầu tiên như “bà bà”...
1-2 tuổi
- Biết một vài bộ phận cơ thể và chỉ ra chúng khi được hỏi.
- Làm theo lệnh đơn giản: “Đá bóng” hoặc hiểu câu đơn giản: “Giày của con ở đâu?”.
- Thích câu chuyện, bài hát và những giai điệu đơn giản.
- Chỉ vào những bức hình, có thể gọi tên.
- Biết nói những từ mới.
- Dùng câu hỏi đơn giản: “Mèo đâu rồi?”, “Mẹ đâu rồi?”.
- Đặt 2 từ với nhau, chẳng hạn: “ăn bánh”.
2-3 tuổi
- Dùng câu với 2-3 từ để nói hoặc hỏi.
- Gọi tên một số đối tượng theo yêu cầu.
- Ngôn ngữ của bé được hiểu bởi những người trong nhà.
3-4 tuổi
- Nghe được mẹ khi mẹ gọi to từ một phòng khác.
- Nghe truyền hình hoặc phát thanh ở mức độ tương tự với các thành viên trong nhà.
- Có thể trả lời các câu đơn giản như “Ai?”, “Cái gì?”, “ở đâu?”, “Tại sao?”.
- Nói về hoạt động tại nhà trẻ, nhà bạn của bé.
- Dùng câu có 4 hoặc nhiều hơn 4 từ.
- Nói trôi chảy mà không cần lặp lại từ.
Với những bé ở trường hợp dưới đây, cha mẹ cần lưu ý đặc biệt về thính giác của con và nên đưa con thăm khám bác sĩ:
- Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của bé có vấn đề về thính giác.
- Người mẹ có vấn đề y tế trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (bệnh nặng hoặc chấn thương).
- Bé sinh non.
- Bé sơ sinh nhẹ cân.
- Bé có vấn đề về thể chất lúc sinh.
- Bé thường kéo tai.
- Bé từng bị sốt phát ban.
- Bé từng bị viêm màng não, nhiễm trùng tai, dị ứng...