Một cặp vợ chồng Sonam 32 tuổi và chồng của Sonam, Siddharth 35 tuổi đã đến phòng khám của bác sỹ Kaberi Banerjee, người Mỹ một vài năm trước đây. Cả 2 đã kết hôn 7 năm. Họ đã cố gắng để có một em bé trong gần 6 năm và đã được kết luận bị vô sinh nguyên phát. Cả hai người đều bị béo phì, có chỉ số BMI lớn hơn 30 và Sonam cũng đang bị tăng huyết áp. Cặp đôi này được khuyên nên giảm trọng lượng để vượt qua những vấn đề tiềm ẩn và tăng khả năng thụ thai. 3 tháng sau đó, họ quay lại phòng khám của bác sỹ Kaberi Banerjee, Sonam đã giảm 10kg. Cô ấy đã uống một số vitamin tổng hợp, Sonam thụ thai tự nhiên trong vòng 6 tháng sau đó, và sinh một bé gái.
Béo phì đang trở thành một nguyên nhân phổ biến gây vô sinh trên thế giới. Vô sinh có thể được định nghĩa là không thể có thai ngay cả sau một năm quan hệ tình dục không được bảo vệ. Sự mất cân bằng giữa công việc - cuộc sống làm cho các cặp vợ chồng ngày nay lựa chọn một lối sống ít việc vận động kèm theo thói quen ăn uống thất thường. Họ ăn rất nhiều và thường lựa chọn đồ ăn nhanh. Lối sống không lành mạnh này dẫn đến béo phì, làm giảm cơ hội mang thai.
Béo phì gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề với quá trình rụng trứng ở phụ nữ, do đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Một tỷ lệ lớn các phụ nữ vô sinh mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), mà cũng liên quan đến tăng nguy cơ béo phì và bất thường trao đổi chất khác. Trong khi chúng ta biết rằng béo phì là một yếu tố gây ra các vấn đề rụng trứng, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó cũng góp phần gây vô sinh ở phụ nữ rụng trứng bình thường.
Ở những phụ nữ béo phì, chất béo tích tụ trong bụng, làm cho cơ thể sản xuất hormone nam gọi là nội tiết tố androgen. Những hormone này ngăn chặn sự trưởng thành nang và gây không rụng trứng. Hormone leptin – một loại hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất và sự thèm ăn cũng gây rối loạn tiết tố liên quan đến béo phì. Béo phì cũng liên quan đến các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang. Béo phì cũng liên quan đến vô sinh ở nam giới, dẫn đến giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương dương và chất lượng tinh trùng kém.
Một yếu tố đáng lo ngại khác nữa là béo phì không chỉ gây khó khăn trong việc thụ thai mà còn khiến bà mẹ và trẻ em gặp một số rủi ro cả trước và sau khi sinh. Các bà mẹ phải đối mặt với biến chứng khi mang thai như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, sẩy thai, tiền sản giật, quá trình đông máu, nhiễm trùng, cần thiết phải sinh mổ lấy thai và thai chết lưu. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ thừa cân hoặc béo phì có nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì và nhiều vấn vấn đề sức khỏe khi lớn lên.
Đối với những phụ nữ bị béo phì và vô sinh, điều trị béo phì nên là mục tiêu ban đầu, trước khi dùng thuốc kích thích rụng trứng hay các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tin tốt là ngay cả giảm 5-10% tổng trọng lượng cơ thể cũng có thể cải thiện đáng kể cơ hội thụ thai thành công. Thay đổi lối sống vẫn là đơn giản nhất và có lẽ là giải pháp hiệu quả nhất chữa bệnh vô sinh liên quan đến béo phì. Bạn không nên hút thuốc và uống quá nhiều rượu. Các cặp vợ chồng cần phải theo một chế độ ăn uống lành mạnh với ít đường, muối và chất béo. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng với đủ lượng trái cây tươi và rau quả. Bạn nên đi dạo thường xuyên và tập thể dục hàng ngày.
Sức khỏe tổng thể rất quan trọng với việc thụ thai và duy trì một thân hình cân đối, vì vậy bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý và một lối sống lành mạnh.
Điều quan trọng là cần lưu ý rằng phụ nữ béo phì, vô sinh trên 35 tuổi không nên chờ đợi quá lâu để giảm cân trước khi bắt đầu điều trị vô sinh. Trong trường hợp bạn không thể giảm cân trong 3-6 tháng, bạn nên điều trị béo phì trước khi điều trị vô sinh. Trong điều kiện lý tưởng, cân nặng cần được kiểm soát trước khi bắt đầu điều trị vô sinh. Sau tuổi 35, chất lượng và dự trữ trứng của người phụ nữ sẽ bị suy giảm mạnh. Như vậy, chờ đợi cho đến khi họ giảm cân sẽ làm suy giảm thêm sẽ chỉ dẫn đến suy giảm chất lượng trứng cũng như làm giảm cơ hội thụ thai.
Giảm cân giúp cải thiện chức năng sinh sản bao gồm cải thiện các thông số nội tiết, chuyển hóa, chất béo và / hoặc khối lượng mô nạc và thậm chí cải thiện sự tự tin. Trọng lượng cơ thể ban đầu và số lượng trọng lượng giảm sẽ tác động đến chức năng sinh sản. Phụ nữ béo phì giảm cân sẽ giúp cải thiện kinh nguyệt đều đặn, rụng trứng, cân bằng nội tiết tố và tỷ lệ mang thai.
(Nguồn: Healthup)