Tay chân lạnh  

Mùa đông đến, có rất nhiều phụ nữ bị bệnh tay chân lạnh. Vậy là dù ở trong phòng ấm áp vẫn phải quần áo dày cộm, đeo bao tay và không thể thiếu tất chân. Điều này một phần là do huyết quản thu co vì lạnh, máu không được cung cấp đủ nhưng chủ yếu là do thói quen ít vận động, luyện tập thể thao.

“Sợ lạnh” là phản ứng bình thường  của cơ thể trong mùa đông nhưng nếu lạnh đến tận đốt ngón tay đầu bàn chân, thậm chí cảm thấy tê buốt, đau nhức, lúc đó bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sỹ.

Giải pháp: Nếu hút thuốc thì nên bỏ thuốc, tránh các đồ uống, thực phẩm chứa cafein (cà phê, trà đặc, cocacola…), nên ăn nhiều thực phẩm hoạt huyết mang tính ôn, nóng; nên mặc đủ quần áo ấm, thường xuyên làm động tác vận động làm ấm cho cơ thể như co duỗi các ngón tay, vươn và quay vòng cánh tay, chuyển động bàn chân…, tránh ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và quá tập trung tinh thần, đặc biệt là liên tục sử dụng não trên 7 tiếng. 
 

Viêm khớp  

Người bị bệnh viêm khớp sẽ giống như nhà “dự báo thời tiết”, chỉ cần trời vừa chuyển lạnh, đấu gối sẽ báo ngay. Thông thường, nhiệt độ trong ngày thay đổi từ 3 độ trở lên, áp suất thay đổi lớn hơn 10 HPA thì tương đương với nhiệt độ thay đổi lớn hơn 10%. Số người cảm thấy bị đau khớp sẽ nhiều lên rõ rệt. Đa phần các bộ phận xung quanh khớp ít có mạch máu phân bố nên việc cung cấp máu ở vùng này vốn dĩ đã không đủ, thêm vào việc tứ chi thường phải “hứng chịu mưa gió” ở ngoài, vì vậy dễ tản mất nhiệt lượng, làm cho khớp bị cứng và đau nhức không ngừng.

Giải pháp: Bình thường ngoài việc chú ý giữ ấm cho tứ chi, cơ thể, chúng ta còn có thể dùng tấm bảo vệ gối, bảo vệ cổ  tay như các vận động viên hay dùng.

Ngoài ra, chúng ta nên luyện tập đôi chân một cách đều đặn, như thế có thể làm cho cơ bắp vùng chân mạnh khỏe, thúc đẩy tuần hoàn máu. Tập động tác trong nước khi ở trong bể bơi nước ấm, và bơi là môn thể thao rất tốt. Chúng ta cũng có thể dựa vào dự báo thời tiết, áp dụng các biện pháp giữ ấm, đuổi hàn tốt trước khi thời tiết thay đổi. 

Bệnh Gout  

Bệnh Gout có tính chất di truyền và thường phát tác vào buổi tối trong tiết trời lạnh lẽo. Nguyên nhân gây bệnh là do acid uric trong cơ thể quá nhiều, kết tinh và tích tụ ở trong phần khớp, các bạch cầu sẽ tiêu diệt những tinh thể này đồng thời cũng tấn công tế bào khớp, gây ra viêm và dẫn đến đau nhức. 

Giải pháp: Chú ý ăn uống, tránh béo phì...; hạn chế ăn tim, gan, thận, óc động vật và con hàu, cá mòi, đồng thời cai rượu triệt để; tăng cường uống nước để thúc đẩy trao đổi chất. 

Đối với những người mà trong gia đình có người bị Gout thì nên đi kiểm tra hàm lượng uric trong máu định kỳ.  

Theo Dantri/health.sohu