Khai bút đầu xuân là một trong những truyền thống tốt đẹp, được nhân dân ta lưu giữ qua nhiều năm. Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.

Được biết, tục khai bút và đi xin chữ đầu Xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An – một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học. 

Mùng 1 Tết nhắc khéo con chuyện học bằng việc khai bút đầu xuân: Vậy nên viết gì để cả năm học hành tiến tới? - Ảnh 1.

Thầy giáo Chu Văn An.

Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy.

Trải qua nhiều năm, tục khai bút có những sự thay đổi nhất định. Không chỉ thầy đồ mà rất nhiều người bình thường, đặc biệt là học sinh đều khai bút. Những dòng chữ đầu năm thể hiện sự mong ước, tâm tư của con trẻ về chuyện học hành trong năm mới. Đồng thời khai bút cũng là một cách để dạy trẻ về nghĩa vụ học tập.

Thông qua việc khai bút, học sinh sẽ sống trưởng thành, có trách nhiệm hơn và ý thức với việc học, để đáp ứng sự kỳ vọng của cha mẹ và chính bản thân mình. 

Mùng 1 Tết nhắc khéo con chuyện học bằng việc khai bút đầu xuân: Vậy nên viết gì để cả năm học hành tiến tới? - Ảnh 2.

Khai bút đầu xuân, học sinh nên viết những gì?

Nghi lễ khai bút đầu xuân gồm 8 bước, bao gồm: Chọn ngày đẹp, chuẩn bị góc khai bút, chuẩn bị các vật dụng và trang trí góc khai bút, thay quần áo đẹp, thắp hương, khai bút, cha mẹ tặng quà cho con và liên hoan sau lễ khai bút.

Để việc học tiến tới trong năm mới, bố mẹ có thể hướng dẫn con viết một số câu tục ngữ ý nghĩa sau đây:

1. "Một người lạc quan thức đến nửa đêm để đón giao thừa. Người bi quan thức để chắc chắn rằng năm cũ đã qua" - Bill Vaughn

2. "Ngày mà Thượng đế tạo ra hi vọng có lẽ cùng một ngày ngài tạo ra mùa Xuân" - Bern Williams

3. "Chúng ta sẽ mở cuốn sách với các trang trắng tinh. Chính chúng ta sẽ viết lên đó. Quyển sách có tên là Cơ Hội và chương đầu tiên là Ngày Đầu Năm" - Edith Lovejoy Pierce

Mùng 1 Tết nhắc khéo con chuyện học bằng việc khai bút đầu xuân: Vậy nên viết gì để cả năm học hành tiến tới? - Ảnh 4.

Khai bút đầu xuân là một nét văn hóa đẹp. (Ảnh minh hoạ)

4. "Mục tiêu của năm mới không phải là chúng ta cần có một năm mới. Cái chính là ta phải có một tâm hồn mới" - G. K. Chesterton

5. "Hôm qua tôi tài ba nên tôi muốn thay đổi thế giới. Hôm nay tôi hiểu biết, vì thế tôi đang thay đổi chính mình" - Rumi

6. "Bạn không cần một năm mới để thay đổi. Bạn chỉ cần một ngày thứ hai. Hãy thực hiện những thay đổi cuộc đời mình trong tuần lễ này"

7. "Quyết tâm cho năm mới của chúng ta đây: chúng ta sẽ có mặt cho nhau như là thành viên của cộng đồng nhân loại theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ ngữ này" - Gorran Persson

8. Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng" - Franklin 

9. “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” - Khuyết Danh

10. “Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chính nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” - A. Einstein

11. "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới" – N. Mandela

12. "Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái chân và thực hành cái thiện" – Vijaya Lakshmi Pandit

Mùng 1 Tết nhắc khéo con chuyện học bằng việc khai bút đầu xuân: Vậy nên viết gì để cả năm học hành giỏi giang, tiến tới? - Ảnh 5.