Dưa cải chua là món ăn kèm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, giúp đưa cơm, chống ngán khi ăn những món giàu chất béo. Dưa chua cũng là nguyên liệu tuyệt vời để nấu canh với cá, thịt bò..., những nguyên liệu giàu đạm, cần chút chua để cân bằng hương vị.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để dưa không bị khú

Nhiều người dù hay làm món này nhưng vẫn chưa nắm được bí quyết muối dưa ngon, giòn, không khú, vì vậy nhiều khi món ăn thất bại mà không rõ nguyên do.

Để đảm bảo dưa chín ngon, không bị khú, bạn không được bỏ qua khâu đun sôi nước đùng dể muối dưa, nhất thiết không dùng loại nước chưa đun sôi vì chúng ít nhiều cũng chứa vi khuẩn, có thể khiến dưa khú, nhanh hỏng. Rất tiếc là nhiều người bỏ qua bước quan trọng này, trực tiếp muối dưa bằng nước lã.

Lưu ý, nước sau khi đun sôi cần để nguội hẳn rồi mới đem muối dưa. Không dùng loại nước đun sôi đã được để mấy ngày để muối dưa vì loại nước này có khả năng đã nhiễm khuẩn trở lại.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để đảm bảo dưa không khú - Ảnh 1.

Dưa cải chua là món ăn chống ngán. (Ảnh: Sohu)

Cách muối dưa cải chuẩn

- Rửa sạch rau cải dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, trứng côn trùng có thể còn trong các kẽ lá.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để đảm bảo dưa không khú - Ảnh 2.

Rửa sạch dưa cải giúp làm sạch vi khuẩn. (Ảnh: Sohu)

- Sau khi rửa, để rau ráo nước rồi đem ra chỗ thoáng, để phơi héo. Đây chính là điểm mấu chốt để giúp dưa muối được giòn, dễ chín, khó bị khú, hỏng. Cắt rau thành khúc vừa ăn hoặc để nguyên cây nếu thích.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để đảm bảo dưa không khú - Ảnh 3.

Phơi nắng giúp dưa có độ giòn, màu vàng hấp dẫn. (Ảnh: Sohu)

- Pha nước muối dưa: Đun sôi nước rồi để nguội đến khi còn âm ấm (cứ 1 kg cải thì cần 1 lít nước), pha với 60 gr muối, 20 gr đường trắng, khuấy tan. Lưu ý, cần đun sôi nước để diệt khuẩn, giúp dưa không bị khú hay lên màng, nhớt.

- Cho cải vào chiếc âu đã tráng nước sôi để khử trùng, phần cuống ở dưới, phần lá để phía trên để dưa chín đều; sau đó cho nước muối vào. Để món dưa ngon hơn, bạn nên cho thêm vài củ hành tím đã lột vỏ và vài trái ớt. Bạn cũng có thể cho thêm vài thìa dấm để dưa chua nhanh và ngon hơn.

- Dùng chiếc đĩa lớn úp lên mặt âu dưa cải sao cho toàn bộ dưa ngập chìm dưới nước.

Sau khi ủ khoảng ba ngày, cải bẹ sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng và có vị chua, có thể dùng trực tiếp hoặc nấu canh, xào. Thành phẩm dưa cải muối có màu vàng đẹp mắt, vị giòn ngon và để lâu cũng không lo khú hỏng.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để đảm bảo dưa không khú - Ảnh 4.

Lưu ý luôn để dưa cải ngập trong nước. (Ảnh: Sohu)

Lưu ý khi muối dưa cải

Để dưa cải giòn ngon, không bị khú hơn, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:

- Trước khi ngâm dưa cải, bạn cần phải loại bỏ lá úa, héo. Những loại lá có dấu hiệu hỏng sẽ khiến dưa nhanh khú và ảnh hưởng đến mùi vị của món dưa.

- Dụng cụ để ngâm dưa cải phải sạch và không dính dầu mỡ. Nếu không sạch, dưa cải sẽ dễ bị hư hỏng.

- Cần đảm bảo rau ngập hoàn toàn trong nước, có thể dùng đĩa, vỉ chặn phía trên và lấy vật nặng ép cho cải bẹ chìm xuống nước. Bằng cách này, dưa cải sẽ không tiếp xúc với không khí gây khú hỏng.

Muối dưa chớ bỏ qua khâu này để đảm bảo dưa không khú - Ảnh 5.

Dưa cải thành phẩm có màu vàng đẹp mắt, giòn ngon, để lâu không lo hỏng. (Ảnh: Sohu)

- Bạn có thể thêm chút hạt tiêu hoặc ớt giúp gia tăng hương vị cho món dưa chua.