1. Vạn niên thanh

Các loài vạn niên thanh (thuộc họ nhà ráy) được sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm như có thể thanh lọc không khí, mang lại may mắn. Tuy nhiên nên cây vạn niên thanh lại có nhược điểm là thường chứa độc tố canxi oxalat ở lá, nhựa cây... 

Y học hiện nay đã ghi nhận một ca ngộ độc Vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.

vạn niên thanh

2. Kim phát tài 

Kim phát tài hay còn gọi là cây kim tiền, phát tài thường được trồng trong nhà bởi mang đến sự phú quý, giàu sang và tiền bạc. Vì có khả năng hút bụi, vi khuẩn và một số khí độc nên rất nhiều gia đình trồng trong nhà. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra trong cuống và lá cây chứa nhiều tinh thể canxi oxalat - chất có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt. 

Do đó, với những nhà có trẻ nhỏ tuyệt đối không nên trồng cây này vì trẻ em có thể hiếu động nghịch vào lá cây hoặc đôi khi có bé còn "nếm" thử.

kiem tiền

3. Hoa loa kèn Arum/Ý lan

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Dù hình thức rất đẹp nhưng cũng như cây kim tiền, lá và củ cây này đều có chất độc đường ruột canxi oxalat . Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

cây cảnh độc

4. Cây ngô đồng

Cây ngô đồng cảnh là cây có hoa thường được trồng bụi trong sân vườn, trồng như hàng rào hoặc các đường viền cây bụi. Nhưng toàn thân cây và đặc biệt quả ngô đồng cảnh chứa các chất độc hexane, chloroform, methanol và tetramethylpyrazine gây chóng mặt và buồn nôn. 

Với hình dáng bắt mắt, nhiều trẻ em sẽ bị thu hút bởi cây ngô đồng, vì vậy để an toàn cho bé, tốt nhất bạn nên hạn chế trồng cây này trong vườn nhà.

ngô đồng

5. Trúc đào

Toàn thân trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc tiếp xúc hoặc nuốt phải nhựa cây. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Lá, hoa trúc đào rơi xuống nước còn làm nhiễm độc nước. 

Nếu nhà có trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên trồng cây trúc đào bởi trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

trúc đào

6. Hồng môn

Hoa hồng môn là loại cây cảnh tương đối dễ trồng không đòi hỏi nhiều công, khi ra hoa màu đẹp, rất hợp để trang trí nhà. Nhưng nếu nhà có trẻ nhỏ hãy cân nhắc thật kĩ về việc trồng loại cây này bởi tất cả các bộ phận của cây (đặc biệt là lá và cành của cây) đều có độc tố canxi oxalat và Asparagine, gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột. 

hồng môn

7. Đỗ quyên

Đỗ quyên vừa đẹp vừa có thể thanh lọc chất formaldehyde và benzen từ chất tẩy rửa hay đồ nội thất gỗ dán nhưng tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

đỗ quyên

8. Cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn bởi khi hoa nở thành bông lớn rất đẹp. Nhưng lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp thế nên nếu trót ăn những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật. Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra tiếp xúc với người sẽ làm cho da của người bị dị ứng, đặc biệt là với làn da mỏng manh của trẻ em.

cẩm tú cầu

9. Cây môn đỏ

Cây môn đỏ thường được trồng trong chậu làm cây trang trí, đặt trên bàn làm việc, phòng khách, cửa sổ có tác dụng phong thủy rất tốt, thích hợp để trang trí trong phòng làm việc. Nhưng tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc canxi oxalat và Asparagine. Khi tiếp xúc với chất độc này của cây ở mức nhẹ, có thể dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột, nếu ở mức nặng có thể gây co giật,

môn đỏ

10. Cây thủy tiên

Hoa thủy tiên có cánh trắng muốt, nhụy vàng ươm vừa đẹp, và rất hợp để chưng trong nhà ngày Tết. Nhưng hãy lưu ý để cây tránh xa khỏi trẻ nhỏ bởi củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

thủy tierner

11. Huệ Lili

Cây huệ lili có hoa rất rực rỡ và bắt mắt nhưng củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải, nếu nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với da còn có thể gây bỏng rát, ngứa… vì thế tốt nhất hãy để cây thật xa khỏi tầm tay trẻ em.

hueje

12. Hoa tulip

Những chậu hoa tulip sắc màu rực rỡ chắc chắn giúp căn phòng nhà bạn trở nên có sức sống hơn đấy! Nhưng có một điều bạn cần lưu ý khi trồng loại cây này là củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

(Nguồn tham khảo: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS Đỗ Tất Lợi, Từ điển cây thuốc Việt Nam - Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, Aroid, Exoticrainforest,Wiki)