Nếu như ngôi nhà là nơi trú mưa tránh nóng thì tủ lạnh là nơi giúp bảo quản "nguyên mâm cơm" của các gia đình. Có nhiều bài viết hướng dẫn cách sắp xếp tủ lạnh sao cho gọn gàng, sạch đẹp nhưng lại ít đề cập đến cách thức sắp xếp thực phẩm khoa học trong tủ lạnh để tăng tối đa được thời gian sử dụng chúng. 

cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! - Ảnh 1.

Hãy cùng nhau khám phá những điều "ngạc nhiên chưa" qua bài viết dưới đây nhé!

cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! - Ảnh 2.

1. Tủ lạnh trống trơn đã là một u sầu. Còn tủ lạnh đầy ắp đồ ăn thì thấy nhớ Tết ghê gớm!

Khi bạn mở tủ lạnh ra, bỗng bất chợt nghe vang lên tiếng của thứ gì đó rơi rụng từ cửa tủ lạnh và bạn ngao ngán nhìn vào ma trận các loại thực phẩm đầy ắp chồng chéo lên nhau. Điều này rất dễ dẫn tới việc bỏ quên thực phẩm nào đó vì nó bị nhét vào trong góc kẹt, bị ách tắt trong việc lưu thông không khí và ngốn rất nhiều năng lượng của tủ lạnh. Rất dễ khiến tủ lạnh mau hỏng.

Khi tủ lạnh trống, hãy bỏ vào đó vài chai nước lọc hoặc giấy báo vò lại, chỉnh nhiệt độ về trạng thái trung bình để duy trì hiệu suất làm việc của tủ lạnh.

Tủ lạnh sẽ làm hoạt động tốt và lâu bền khi được chất đầy khoảng 2/3 diện tích.

cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! - Ảnh 3.

2. Bảo quản trái cây, rau củ

Nguyên tắc 1: Chỉ bảo quản trái cây đã chín trong tủ lạnh. Những trái cây chưa chín như bơ, chuối… thì nên để ở bên ngoài để thúc đẩy quá trình chín.

Nguyên tắc 2: Không để rau củ, trái cây trong cùng một ngăn. Chất exylen trong trái cây sẽ làm rau củ mau bị hư và úng.

Nếu tủ lạnh bạn có hai hộc đựng rau củ, thì hãy để rau củ ở hộc được ghi chú "High humidity" – độ ẩm cao và trái cây ở hộc "Low humidity" – độ ẩm thấp.

Nguyên tắc 3: Phần rau củ, trái cây nào đã héo, hư thì đừng bảo quản cùng những loại còn tươi.

Những phần rau củ, trái cây đã hư một phần thì hãy để sử dụng chúng ngay hoặc cắt nhỏ và bỏ vào hộp thủy tinh để bảo quản lạnh dùng tối đa 2 ngày.

Rau đã qua nhúng nước và rửa thì nên sử dụng trong 2 ngày để giữ nguyên chất lượng, mùi vị và hàm lượng vitamin trong rau.

cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! - Ảnh 4.

3. Bảo quản trứng

Nếu trứng bạn mua đang ở chợ hay cửa hàng thì có thể để ở bên ngoài tủ lạnh vài ngày (bạn có thể hỏi người bán thời gian cụ thể). Nếu mua ở siêu thị với nhiệt độ lạnh thì bạn nên rửa sạch và bảo quản ở ngăn trứng trong tủ lạnh.

4. Bảo quản thịt cá, hải sản

Nếu thịt, cá, hải sản không sử dụng trong ngày thì bạn làm sạch để vào hộp, túi ni lông và bảo quản ở ngăn đông.

Nếu thịt, cá, hải sản mua về sử dụng trong ngày thì bạn cũng rửa sạch và bảo quản ở ngăn mát – khay thấp nhất trong tủ lạnh. Để tránh việc nước thịt bị rò ra hoặc lây nhiễm chéo vi sinh vật.

Thịt, cá đã qua chế biến thì bạn bảo quản trong hộp có nắp đậy và để trong ngăn mát – khay trên cùng. Khay này là nơi ấm nhất trong tủ lạnh nên vô cùng lý tưởng để bảo quản đồ ăn cò dư và đồ ăn nhẹ như sandwich, phô mai, bia, đồ uống…

5. Bảo quản sữa

Để sữa ở bên hông cánh cửa tủ lạnh hay trong hộc tủ lạnh đều là phương thức bảo quản không đúng nhưng rất rất nhiều người không biết điều này.

Sữa rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và biến tính nếu không đủ nhiệt độ làm lạnh. Nên hãy để sữa ở ngăn mát - khay giữa.

6. Nước lọc, gia vị và bánh mứt

Bảo quản ở cánh cửa tủ lạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể để những thực phẩm đã chế biến và dễ dàng bảo quản ở khay cao nhất của ngăn mát (vị trí gần ngăn đông nhất).

cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! - Ảnh 5.

Sắp xếp tủ lạnh một cách khoa học vừa giúp đầu óc bạn thảnh thơi để suy nghĩ những quyết định cần thiết trong cuộc sống vừa giúp bạn bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Vừa giúp tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng vừa tránh lãng phí thực phẩm.

Bạn cùng thử xem nhé!