Độn má baby là một phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay rất được mọi người ưa chuộng. Đã qua rồi cái thời mặt phải V-line, phải thật thon gọn với cặp má hóp sang chảnh, hiện nay, khuôn mặt đầy đặn với cặp má phúng phính mới là thứ chị em khao khát. Ưu điểm của một gương mặt bầu bĩnh chính là giúp phụ nữ ăn gian tuổi đáng kể. Mà thật lòng thì có chị em nào không muốn mình luôn trẻ đẹp mỗi ngày?

Thế nên, gần đây, dịch vụ làm đầy má hóp rất phát triển tại các spa, thẩm mỹ viện, đặc biệt được quảng cáo rầm rộ trên facebook. Tuy nhiên, kéo theo đó cũng không thiếu các trường hợp bị hoại tử, mù mắt, liệt mặt… do độn má baby không đảm bảo kỹ thuật.

bsd

TS.BS Phạm Thị Việt Dung chia sẻ các phương pháp độn má baby hiện nay đi kèm những ưu nhược điểm cho mọi người lựa chọn.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung (giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình - trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, thời gian vừa qua, chuyên gia cũng tiếp nhận nhiều trường hợp gặp họa do độn má baby. Hầu hết những trường hợp này đều là do tiêm filler làm đầy má không đảm bảo chất lượng, hoặc cấy mỡ tự thân không đúng kỹ thuật dẫn đến nhiễm trùng huyết, hoại tử, hoặc tiêm đầy má bằng silicon vốn không được phép sử dụng trong y tế hiện nay…

Vậy, độn má baby là gì? Có những phương pháp nào để độn má baby? Trước khi làm cần lưu ý điều gì để tránh biến chứng không mong muốn?... TS.BS Phạm Thị Việt Dung sẽ giải đáp cụ thể cho chúng ta ngay sau đây:

Độn má baby là gì?

Theo BS Việt Dung, độn má baby (hay còn gọi là làm đầy má hóp) thực chất là một giải pháp hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng sở hữu khuôn mặt bầu bĩnh, hai má phúng phính trong thời gian nhanh nhất mà không phải tăng cân. Đây là kỹ thuật sử dụng những dụng cụ chuyên dụng can thiệp vào vị trí xương hàm, tạo cho khuôn mặt cân xứng, hài hòa, dễ dàng gây ấn tượng mạnh cho người đối diện.

m1

Có những phương pháp nào giúp độn má baby hay làm đầy má hóp?

Theo BS Việt Dung, hiện nay có 3 phương pháp độn má baby phổ biến. Cụ thể:

- Ghép mỡ: Bác sĩ tiến hành hút mỡ ở những vùng thừa như bụng, đùi để ghép vào những vùng hóp trên khuôn mặt như vùng thái dương, rãnh mũi má, vùng má để khuôn mặt trở nên đầy đặn, bầu bĩnh hơn.

"Thông thường, sau khi ghép, chỉ 40-60% mỡ sống sót chứ không thể 100%, mỡ tiêu tối đa sau 1-3 tháng", BS Dung lưu ý.

m2

Với ghép mỡ, bác sĩ tiến hành hút mỡ ở những vùng thừa như bụng, đùi để ghép vào những vùng hóp trên khuôn mặt như vùng thái dương, rãnh mũi má, vùng má để khuôn mặt trở nên đầy đặn, bầu bĩnh hơn.

Vị chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, kỹ thuật ghép mỡ để độn má baby tuyệt đối chỉ được thực hiện trong những bệnh viện, tuyệt đối không được làm tại các phòng mạch, phòng khám, thẩm mỹ viện cũng không được phép làm vì đây là kỹ thuật phức tạp, nguy hiểm, rất dễ gặp biến chứng như nhiễm trùng huyết, tiêm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch máu mỡ, gây liệt mặt, mù mắt, thậm chí tử vong.

- Tiêm filler làm đầy má hóp: BS Việt Dung nhận định, kỹ thuật này được sử dụng rất phổ biến tại các spa nhưng cần hết sức cẩn trọng.

"Kỹ thuật này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp vì chỉ cần một chút sai sót sẽ gây biến chứng cực nguy hiểm như tắc mạch, từ đó dẫn đến nguy cơ hoại tử, mù mắt, liệt, đột quỵ…", BS Dung nhấn mạnh.

m3

Kỹ thuật này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp vì chỉ cần một chút sai sót sẽ gây biến chứng cực nguy hiểm như tắc mạch, từ đó dẫn đến nguy cơ hoại tử, mù mắt, liệt, đột quỵ…

Chưa kể, filler thường sẽ tiêu sau 6 tháng – 3 năm tùy từng loại. Trên thị trường hiện nay, loại filler tốt, ít phản ứng với cơ thể rất đắt, chỉ phù hợp để tiêm số lượng ít vào những khu vực như mũi, rãnh mũi má, cằm. Tiêm má baby đòi hỏi một lượng khoảng 20-40cc thường không được các bác sĩ lựa chọn vì rất đắt, lại bị tiêu trong thời gian ngắn. Trong khi đó, sử dụng filler kém chất lượng làm đầy má hóp đang thịnh hành tại nhiều cơ sở spa.

"Tiêm filler làm đầy má hóp không đảm bảo chất lượng rất dễ bị biến chứng như phản ứng vón cục, nổi sần lên mặt da, làm đỏ, lồi lõm da…", chuyên gia khuyến cáo.

- Silicon độn má baby: BS Dung nhận định, silicon là một chất cấm sử dụng trong y tế từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn nhiều người tiêm dưới mác filler, đặc biệt là tại các spa, người tiêm dạo.

"Tiêm silicon có nguy cơ biến chứng cao hơn nhiều so với tiêm filler thông thường. Biến chứng thường gặp nhất chính là xơ cứng, vón cục, phản ứng gây đỏ da, loét da, nổi sần…", BS Dung cho hay.

m4

Silicon là một chất cấm sử dụng trong y tế từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn nhiều người tiêm dưới mác filler, đặc biệt là tại các spa, người tiêm dạo.

Muốn độn má baby thành công: Điều quan trọng nhất ai cũng cần nhớ

BS Dung khẳng định: "Khách hàng muốn độn má baby thành công bằng ghép mỡ tự thân, hạn chế tối đa những rủi ro biến chứng thì phải được thực hiện bởi những bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Ngoài ra cũng phải thực hiện trong những bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Đối với khách hàng muốn tiêm filler cũng cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Tuyệt đối không được sử dụng silicon tiêm vào mặt".