Theo báo cáo Thịnh vượng do tập đoàn tư vấn bất động sản Knight Frank (Anh) phát hành năm 2024, Việt Nam có 752 người siêu giàu năm 2023. Dự báo con số này sẽ gần chạm mốc 1.000 người siêu giàu vào năm 2028, tăng hơn 30% so với hiện tại.

Do đó, việc xây dựng dịch vụ ngân hàng ưu tiên đã trở nên phổ biến tại Việt Nam những năm gần đây với mục tiêu gia tăng trải nghiệm nhóm khách hàng có thu nhập cao, vốn có những nhu cầu chuyên biệt và cao cấp. Những khách hàng ưu tiên có thể không chiếm đa số, song đây lại là những vị khách có thể đem đến nhiều giá trị về tài chính cho các nhà băng. Tuy vậy, để trở thành VIP của nhà băng, khách hàng lại cần đáp ứng những tiêu chí khác nhau.

Muốn trở thành VIP của các ngân hàng, cần số dư tài khoản bao nhiêu: VVIP Vietcombank cần có số dư 50 tỷ đồng, hạng Kim cương của Vietinbank yêu cầu gửi không dưới 5 tỷ trong ba tháng- Ảnh 1.

Để trở thành khách hàng ưu tiên của Vietcombank, khách hàng phải đáp ứng loạt điều kiện về tiền gửi tiền vay, bảo hiểm, doanh số chi tiêu thẻ, thu nhập, bảo hiểm… Có bốn phân hạng khách hàng ưu tiên của Vietcombank với những tiêu chí khác nhau.

Khách hàng hạng Vàng cần đáp ứng một trong hai điều kiện: dư tiền gửi hoặc dư nợ vay từ 5 tỷ đồng trở lên; Điểm quy đổi theo tiêu chí Tổ hợp Tiền gửi - Tiền vay - Thẻ - Bảo hiểm từ 25 điểm trở lên, đồng thời duy trì số dư tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc dư nợ vay từ 3 tỷ đồng trở lên.

Hạng Kim cương tương tự, hai điều kiện khách hàng cần đáp ứng là dư tiền gửi hoặc dư nợ vay từ 20 tỷ đồng trở lên; Điểm quy đổi theo tiêu chí Tổ hợp Tiền gửi - Tiền vay - Thẻ - Bảo hiểm từ 100 điểm trở lên, đồng thời duy trì số dư tiền gửi từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc dư nợ vay từ 10 tỷ đồng trở lên.

Hạng Kim cương Elite lại yêu cầu khách hàng cần có số dư tiền gửi hoặc dư nợ vay từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc có điểm quy đổi tiêu chí từ 250 điểm trở lên, đồng thời duy trì số dư tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên hoặc dư nợ vay từ 10 tỷ đồng trở lên.

Muốn trở thành VIP của các ngân hàng, cần số dư tài khoản bao nhiêu: VVIP Vietcombank cần có số dư 50 tỷ đồng, hạng Kim cương của Vietinbank yêu cầu gửi không dưới 5 tỷ trong ba tháng- Ảnh 2.

Một ông lớn trong Big 4 khác là Vietinbank lại chia khách hàng ưu tiên thành 4 hạng: Kim cương, Bạch kim, Vàng và Bạc.Khách hàng ưu tiên của nhà băng này cần phải đáp ứng các yêu cầu về tiền gửi, dư nợ và doanh số thanh toán thẻ. 

Cụ thể với hạng Bạc cần gửi từ 500-1 tỷ đồng, dư nợ 3 tháng bình quân liền kề từ 1-2 tỷ đồng và doanh số thanh toán thẻ ít nhất 150 triệu đồng – 500 triệu đồng. Mức tiền gửi được nâng lên 1-3 tỷ đồng, 3-5 tỷ đồng và trên 5 tỷ với lần lượt hạng Vàng, Bạch kim, Kim cương. Mức dư nợ và thanh toán thẻ cũng được nâng lên tương ứng với từng phân hạng.

Điều kiện

Huy động vốn

Dư nợ

Doanh số thanh toán thẻ

Bình quân 3 tháng liền kề tại VietinBank (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn đang hoạt động và số dư trái phiếu VietinBank)

Bình quân 3 tháng liền kề tại VietinBank

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng trong 12 tháng liền kề

1. Hạng Bạc

Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng

Từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng

Từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng

2. Hạng Vàng

Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng

Từ 2 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng

Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng

3. Hạng Bạch kim

Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng

4. Hạng Kim cương

Từ 5 tỷ đồng trở lên

Từ 5 tỷ đồng trở lên

Từ 2 tỷ đồng trở lên

Nếu có số dư tiền gửi bình quân trong quý (3 tháng) từ 1 tỷ đồng trở lên là bạn đã đủ điều kiện để trở thành VIP của BIDV. Tuy nhiên không phải VIP nào cũng như nhau mà được phân thành 3 hạng, tùy thuộc vào sự thay đổi của số dư tiền gửi bình quân trong quý.

Theo đó, hạng Kim cương cần số dư tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên; hạng Bạch kim từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng; hạng Vàng từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng.

Tại VPBank, để sử dụng dịch vụ khách hàng ưu tiên của nhà băng, khách hàng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản về tài sản bình quân, số dư tài sản.

Với hạng Pre-Diamond, khách hàng phải có tổng tài sản bình quân tháng từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; số dư trên tài khoản thanh toán bình quân tháng từ 80 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng.

Hạng Diamond lại yêu cầu khách hàng đáp ứng tiêu chí: tổng tài sản bình quân tháng từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng; số dư trên tài khoản thanh toán bình quân tháng từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Còn với hạng Diamond Elite – phân hạng cao cấp nhất, khách hàng có tổng tài sản bình quân tháng ít nhất 5 tỷ, cùng số dư trên tài khoản thanh toán bình quân tháng từ 500 triệu đồng. Quy đổi ngoại tệ tương đương với số tiền trên của ba ngân hàng cũng được VPBank chấp thuận để xét đăng ký dịch vụ ngân hàng ưu tiên.

Hay tại Techcombank, để trở thành khách hàng ưu tiên của nhà băng này, khách hàng cần đáp ứng một trong hai điều kiện: duy trì số dư tài sản bình quân trong 3 tháng liên tiếp gần nhất từ 1 tỷ đồng (bao gồm tài khoản thanh toán, tiết kiệm, đầu tư trái phiếu và chứng chỉ quỹ hoặc có tổng giá trị quan hệ tài chính với Techcombank từ 2 tỷ đồng trở lên và đáp ứng điều kiện về việc duy trì số dư trung bình trong tài khoản thanh toán theo quy định. 

Tổng giá trị quan hệ tài chính được tính bằng tổng giá trị tài sản bình quân 3 tháng gần nhất (tài sản ở đây bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi trong tài khoản thanh toán, chứng chỉ tiền gửi bảo lộc, trái phiếu.

Muốn trở thành VIP của các ngân hàng, cần số dư tài khoản bao nhiêu: VVIP Vietcombank cần có số dư 50 tỷ đồng, hạng Kim cương của Vietinbank yêu cầu gửi không dưới 5 tỷ trong ba tháng- Ảnh 3.

Đi kèm với những yêu cầu khắt khe về tiền gửi, khách hàng được định danh ưu tiên ở các ngân hàng thì đều có các đặc quyền riêng, hấp dẫn hơn rất nhiều so với khách hàng mass.

Những quyền lợi cho VIP tập trung vào việc ưu tiên phục vụ, chính sách giá ưu đãi, lực lượng chăm sóc khách hàng chuyên trách. Một số ngân hàng triển khai các sản phẩm chuyên biệt về đầu tư mang tới cho khách hàng cơ hội sinh lời tốt hơn sản phẩm truyền thống.