"Dọn dẹp vùng kín" cần hết sức cẩn trọng vì đây là vùng da vô cùng nhạy cảm
Dùng dao cạo để "dọn dẹp vùng kín" (cạo lông vùng kín) là một trong những phương pháp loại bỏ lông vùng kín phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc "dọn dẹp vùng kín" không đơn giản giống như bạn waxing lông tay, lông chân, thậm chí là lông mặt.
Dùng dao cạo để "dọn dẹp vùng kín" là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Vì vậy mà, Tiến sĩ Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) còn nhận định: "Về cơ bản, việc cạo lông mặt không có vấn đề gì về sức khỏe nếu như đảm bảo về mặt vệ sinh cũng như đảm bảo giữ ẩm tốt trong quá trình cạo lông bằng cách bôi loại kem cạo lông có thành phần dưỡng ẩm trước khi tiến hành cạo. Vấn đề chỉ xảy ra khi bạn cạo lông mặt chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên những sang chấn tổn thương".
Nếu bạn chỉ sử dụng dao lam cạo râu để cạo lên mặt thì rất nguy hiểm, nhẹ thì ở cấp độ xây xước làn da vùng mặt – vốn là làn da rất nhạy cảm, cần được nâng niu. Nặng hơn, việc cạo lông mặt bằng dao lam có thể gây tổn thương da khó lành lặn. Nếu lưỡi dao không đủ sạch sẽ còn có thể gây nên các bệnh về da như viêm da, viêm nang chân lông, viêm lỗ chân lông, gây mụn lâu lành… Do đó, trước khi cạo, bạn cần thực hiện bước sát khuẩn. Trong quá trình cạo, bạn phải có kem cạo bôi lên trước như một lớp dưỡng ẩm, đồng thời giúp việc cạo lông trở nên dễ dàng và tránh tổn thương cho vùng da. Trong khi đó, làn da vùng kín vốn nhạy cảm hơn bất cứ khu vực da nào trên cơ thể. Đây không phải nơi bạn có thể thích làm gì thì làm vì độ rủi ro cực lớn.
Làn da vùng kín vốn nhạy cảm hơn bất cứ khu vực da nào trên cơ thể.
Thực hiện "dọn dẹp vùng kín", bạn cần làm những gì?
Để giúp bạn nắm vững kỹ thuật này, Tiến sĩ Rebecca C. Brightman, đồng thời là BS sản phụ khoa nổi tiếng làm việc tại TP. New York sẽ chỉ ra những điều nên và không nên làm khi muốn "dọn dẹp vùng kín".
"Dọn dẹp" ở vùng bikini, phía bên ngoài bộ phận sinh dục hay xung quanh âm đạo hoàn toàn là một sở thích cá nhân. Tiến sĩ Brightman nhấn mạnh: "Không có lý do y khoa hoặc mục đích vệ sinh nào mà người ta cần loại bỏ lông mu. Nhiều người làm việc này đơn giản vì đó là sở thích cá nhân".
Nếu bạn có sở thích như vậy, hãy xác định rõ loại bỏ nó ở mức độ nào – cắt tỉa một phần, cạo tạo hình dạng hay cạo sạch hoàn toàn. Để cạo sạch hoàn toàn, bước đầu tiên là sử dụng một chiếc dao cạo sạch. Một số thương hiệu đã tạo ra dao cạo được thiết kế đặc biệt cho khu vực này, nhưng TS Brightman khẳng định điều này thực sự không cần thiết.
"Dọn dẹp" ở vùng bikini, phía bên ngoài bộ phận sinh dục hoàn toàn là một sở thích cá nhân.
Phun nước lên khu vực vùng kín mà bạn muốn loại bỏ lông, sau đó dùng kem cạo lông bôi vào. Tiến sĩ Brightman cho biết nên xem xét lựa chọn kỹ lưỡng loại kem hoặc xà phòng cho vùng da nhạy cảm này. Sau đó, bạn phải kéo da căng lên. "Bạn phải cẩn thận vì có rất nhiều nếp gấp có khả năng hình thành sau khi "dọn dẹp" và cách giải phẫu ở mọi người lại khác nhau", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Sau đó, bạn bắt đầu làm một cách cẩn trọng với những đường nhỏ, nhẹ nhàng theo hướng mọc của lông vùng kín. Tiến sĩ Brightman nhấn mạnh, nhẹ nhàng khi thực hiện "dọn dẹp vùng kín" là chìa khóa giúp bạn vừa sạch lông như mong muốn vừa không lo ảnh hưởng đến làn da ở khu vực này đặc biệt nhạy cảm. Mỗi lần thao tác xong một đường, bạn nên nhúng dao vào nước để trôi hết lớp lông mỗi lần cạo để đảm bảo chất lượng hơn. Lưu ý là các sản phẩm sử dụng phải ở phía ngoài âm đạo, không được thâm nhập vào môi trường bên trong để tránh tổn thương.
Nhẹ nhàng khi thực hiện việc "dọn dẹp vùng kín" là chìa khóa giúp bạn không lo ảnh hưởng đến làn da vùng kín.
Nếu bạn vừa sinh con, bác sĩ Brightman đề nghị nói chuyện với bác sĩ của bạn trước bất kỳ phương pháp tẩy lông nào, đặc biệt là waxing. "Làn da của vùng kín đặc biệt nhạy cảm khi mới sinh con xong vì lượng estrogen giảm. Tôi đã nhìn thấy nhiều phụ nữ có phản ứng thực sự xấu từ làn da sau khi sinh xong, lời khuyên là không nên "dọn dẹp vùng kín". Nhưng vì lý do nào đó, bạn hãy nghe tư vấn kỹ càng từ bác sĩ của bạn trước khi thực hiện", vị tiến sĩ nói.
Chú ý tìm phương pháp phù hợp để tránh bệnh không mong muốn
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), lông vùng kín không có nhiều tác dụng bảo vệ âm đạo như mọi người vẫn nghĩ nên việc loại bỏ sẽ không hề gây hại cho vùng kín nói riêng và sức khỏe của chị em phụ nữ nói chung. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp trục trặc sức khỏe do phương pháp thực hiện không phù hợp.
BS Dung nhấn mạnh, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông. Bởi không phương pháp nào an toàn 100%. Chẳng hạn, việc dùng dao cạo nếu không cẩn thận có thể gây xây xát. Ngoài ra, lông mọc lại sẽ rất cứng, gây khó khăn cho những lần "làm sạch" sau đó. Chưa hết, bạn sẽ cảm thấy chúng vô cùng ngứa ngáy, cộm cộm khó chịu. Khi diện đồ lót sẽ thấy đâm tua tủa ra bên ngoài, điều ấy đôi khi trở nên bất tiện trong những bộ đồ bó sát, không quá dày dặn…
BS Dung nhấn mạnh, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông.
BS Dung cũng khẳng định, da vùng kín đặc biệt nhạy cảm hơn so với những vùng khác trên cơ thể nên nếu "dọn dẹp" vùng này không cẩn thận có thể dẫn đến viêm chân lông, nhất là môi trường vùng kín thường xuyên bị bịt kín, nóng và ẩm, không được thoát khí. Do đó, nếu bạn muốn "dọn dẹp vùng kín", hãy thử tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành da liễu, sản phụ khoa để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho tình trạng của mình.