Nuôi dạy và chăm sóc trẻ vốn là hành trình rất dài và gian nan, đòi hỏi phụ huynh phải tích lũy kiến thức và rèn luyện sự kiên nhẫn cho chính bản thân mình. Một đứa con ngoan hay hư phản ánh cách nuôi dạy của cha mẹ. Quá nghiêm khắc hay quá chiều chuộng đều dẫn tới những hậu quả khó lường.

Chương trình The Golden Kid của Hàn Quốc đã ghi lại câu chuyện về một cậu bé tên Uh Kyeong không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình. Mỗi lần như vậy, bé trai lại đấm, đá và quát tháo vào mặt mẹ. Điều này khiến nhiều người vô cùng bức xúc, buồn bã nhưng đau lòng nhất chính là người mẹ. Cô cảm thấy bất lực và không biết làm cách nào để dạy chính con trai của mình.

Quá trình giành lại quyền giáo dục chủ đạo đầy gian nan, đau đớn của người mẹ.

Cụ thể, do giận dỗi, cậu bé nằng nặc đòi mẹ và có những lời lẽ khó chịu với mẹ của mình. Lúc này bác sĩ đã giúp người mẹ bằng cách sử dụng biện pháp cứng rắn để ứng phó với hành xử không đúng của cậu bé.

Kế hoạch giành lấy quyền dạy dỗ chủ đạo

Giai đoạn 1: Duy trì khoảng cách an toàn - đảm bảo khoảng cách an toàn để tránh bạo lực bất ngờ.

Giai đoạn này nhiệm vụ của mẹ là hoàn toàn im lặng cho đến khi con trai biết lắng nghe mẹ nói. Tất nhiên, vì mẹ không trả lời, cậu bé bắt đầu ăn vạ, tỏ ra khó chịu và liên tục chất vấn mẹ mình bằng ngôn từ không đúng mực. 

My Goldend Kid: 3 giai đoạn ''giành lấy quyền giáo dục chủ đạo'' mà bất cứ bậc phụ huynh nào có con không kiềm chế được cảm xúc đều phải nắm rõ - Ảnh 2.

Bé trai liên tục tỏ ra khó chịu vì mẹ im lặng.

Giai đoạn 2: Chờ đợi - cho đứa trẻ thời gian để tự giải tỏa căng thẳng.

Sau những câu hỏi chất vấn dồn dập không nhận được sự phản hồi của mẹ, có một khoảng lặng nháy lên trong cậu bé, giật mình nhìn mẹ ''có gì đó kỳ lạ'' đến khó hiểu. Người mẹ vẫn không dao động mà lặng im và cậu bé lại tiếp tục chất vấn, cho đến khi bác sĩ ra tín hiệu, mẹ mới bắt đầu lên tiếng: "Mẹ phải nói chuyện với Uh Kyeong nhưng mà tới khi con không lớn tiếng...".

Nhưng có vẻ không ổn, cậu bé tiếp tục chen ngang và mẹ lại chỉ có thể lặng yên. Lúc này, bác sĩ ra dấu hiệu mặt mẹ buồn quá, phải cứng rắn cương nghị lên vì trong khi dạy dỗ, vẻ mặt nói chuyện cũng rất quan trọng. Bác sĩ nói thêm: "Nếu con cái đưa ra yêu cầu nói nhanh đi, trả lời đi mà mình chấp nhận và làm theo thì quyền khống chế sẽ rơi vào tay trẻ".

Một lúc sau, không nhận được sự phản hồi của mẹ, bé trai bắt đầu bộc lộ cảm xúc thật bằng cách đấm, đá vào mặt mẹ. Bác sĩ lập tức tiến đến yêu cầu cậu bé không được phép đánh người khác như vậy. Và đây cũng là thông điệp bác sĩ nhắc đi nhắc lại nhiều lần với cậu bé "Không được đánh người, tuyệt đối không được đánh người''. Trong quá trình đó bác sĩ cũng dùng ánh mắt cương nghị để yêu cầu cậu bé dừng lại, trước sự giáo dục bằng ánh mắt cậu bé đã thu người lại. 

My Goldend Kid: 3 giai đoạn ''giành lấy quyền giáo dục chủ đạo'' mà bất cứ bậc phụ huynh nào có con không kiềm chế được cảm xúc đều phải nắm rõ - Ảnh 3.

Khi mà tổn thương, đau đớn cả thể xác và tâm hồn.

Bác sĩ đề nghị người mẹ lại gần nói chuyện với con trai một cách nghiêm túc, không phải là nài nỉ, khuyên răn mà là dạy dỗ con: "Không được phép đánh người khác. Tuyệt đối không được đánh người, hãy lại kia ngồi xuống đi".

Vẫn chưa dừng lại, cậu bé đưa ra kế sách cuối cùng đó là sẽ rời đi và khẳng định từ giờ không nghe lời mẹ nữa, và tiếp tục đánh mẹ. Cứ như vậy vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại. Dường như người mẹ đã bất lực và yêu cầu con với giọng yếu ớt, nài nỉ trong vô vọng. Lúc này bác sĩ Oh ở bên cạnh liên tục động viên mẹ cần phải kiên định. 

Giai đoạn 3: Giữ im lặng cho tới khi làm theo chỉ thị - để mẹ nắm được quyền chủ đạo dạy dỗ trước tình huống.

Sau khi đã quay trở lại chỗ ngồi trước mặt mẹ, cậu bé yêu cầu mẹ xin lỗi và trả lời câu hỏi của mình với thái độ ấm ức, mè nheo. Nhưng những gì cậu nhận lại vẫn là sự im lặng kiên định của người mẹ. 

Mỗi khi cậu bé định lên tiếng bác sĩ yêu cầu hãy "yên lặng và chờ đợi'', lúc này cậu bé ngoan ngoãn làm theo.

Không phải là ai khác, chính mẹ phải dạy con điều này.

Khi không gian trở nên yên tĩnh bác sĩ mới lên tiếng giảng giải cho mẹ: " Mẹ Uh Kyeong ah, việc học giỏi toán hay nắm được chữ cái không quan trọng chút nào cả, hành động đánh người khác là tuyệt đối không được. Kyeong chưa được học điều này, dù Uh Kyeong là con trai của cô nhưng cũng là một thành viên của xã hội. Không thể để yên việc thằng bé đánh và làm hại người khác như vậy. Nếu không dạy dỗ điều này tử tế thì thật sự không ổn''.

Bác sĩ: Ai phải dạy thằng bé đây?

Mẹ Kyeong: Chính là mẹ.

Bác sĩ: Đúng vậy, mẹ phải dạy điều này. Không phải là ai khác mà chính là mẹ phải dạy điều này. Hôm nay, cho dù trời có tối mịt cũng phải làm được...''.

Ngồi yên lặng quan sát, lắng nghe cuộc trao đổi của bác sĩ với mẹ, cậu bé Kyeong chủ động lên tiếng "Con có lời muốn nói" nhưng không, bác sĩ yêu cầu con tiếp tục yên lặng và chờ đợi. Và tiếp tục là khoảng thời gian yên lặng bắt buộc phải trải qua. Người mẹ phải thật vững vàng và kiên định vì đã đi đến bước này rồi sự mềm lòng sẽ phá đổ tất cả công sức từ đầu.

Và bất ngờ là cậu bé ngoan ngoãn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, lúc này những người trong ekip thật sự kinh ngạc không biết là mơ hay là thật.

Kết thúc khoảng thời gian yên lặng, bác sĩ giảng giải cho Kyeong về việc đánh người khác thật sai trái nhưng lại không mang lại cho mình được sự thoải mái, nhẹ nhõm. Trái lại còn nhận về sự đau lòng cho chính mình. Cho nên, nếu có thể hãy giữ chặt lấy tay của mình và nghe theo lời mẹ.

"Khi mẹ không trả lời con, không phải mẹ khinh thường hay ghét bỏ con, mà bởi việc dạy dỗ con quan trọng hơn...''.

Trải qua 2 giờ đồng hồ, cậu bé đã nhận được bài học cho mình về việc đánh người, làm hại người khác là sai trái. Nhưng quan trọng hơn chính mẹ cũng học được bài học về giá trị giáo dục con cái đúng đắn sẽ là nền móng cho tình yêu và hạnh phúc bền lâu.

Bé trai sử dụng bạo lực, la hét vào mặt mẹ và quá trình từng bước nhận ra lỗi lầm: Phụ huynh nên xem để biết cách giáo dục con mình - Ảnh 4.

Điều kì diệu xảy đến.

https://afamily.vn/my-golden-kid-3-giai-doan-gianh-lay-quyen-giao-duc-chu-dao-ma-bat-cu-bac-phu-huynh-nao-co-con-khong-kiem-che-duoc-cam-xuc-deu-phai-nam-ro-20220331162622724.chn