Ông Lâm cho hay, theo báo cáo nhanh của Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, sau khi nắm bắt được thông tin, phía nhà trường đã xuống gia đình học sinh để xác minh sự việc. 

“Cô giáo này đã dùng thước nhựa của học sinh đánh nhẹ vào bả vai của cháu nhưng cháu không khóc. Khi về mẹ cháu thay quần áo mới thấy có vết bầm nên đã chia sẻ với một người dì ở bên Nhật và người dì này đã chia sẻ thông tin lên mạng xã hội chứ gia đình chưa phản ánh với nhà trường”, ông Lâm thông tin. 

Hiện tại, nhà trường đã yêu cầu cô giáo kiểm điểm, tường trình lại sự việc và đình chỉ công tác giảng dạy của cô giáo này để xử lý nghiêm sự việc trên. 

Nam Định: Yêu cầu cô giáo kiểm điểm sau sự việc bé gái bầm tím cánh tay vì viết bài chậm - Ảnh 1.

Hình ảnh gia đình cung cấp

Về phía gia đình học sinh, lãnh đạo Sở cho hay, gia đình này không có ý kiến gì và đã gỡ đăng tải trên mạng xã hội.

“Sau đó nhà trường đã xuống gặp gỡ trao đổi với gia đình học sinh, gia đình yêu cầu cô giáo rút kinh nghiệm. Phía Phòng tôi cũng yêu cầu nhà trường kiểm điểm cô giáo, báo cáo cụ thể sự việc”, ông Lâm nói.

Trước đó, sáng cùng ngày, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh kèm theo thông tin về việc một nữ học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) bị cô giáo đánh tím bầm một bên tay. 

Theo đó, Facebook này chia sẻ: “Do bút của cháu bị hết mực nên viết bài chậm. Cô giáo đánh nhẹ từ hôm qua nhưng đến khi về nhà tắm, cháu mặc áo cộc tay không cho gia đình biết. Hôm nay đi học, cô giáo tiếp tục đánh cháu. Khi về nhà, thấy cháu dơ tay lên kêu đau, mẹ mới hỏi thì cháu bảo bị ngã. Khi cháu mặc áo ba lỗ, cả nhà thấy rõ vết bầm thì cháu mới khai thật là do cô giáo đánh. Cháu em bản chất đã hiền lành nhút nhát. Đánh thế này không ăn thua gì nhưng tổn hại mặt tinh thần của cháu”. 

Nam Định: Yêu cầu cô giáo kiểm điểm sau sự việc bé gái bầm tím cánh tay vì viết bài chậm - Ảnh 2.

Một bé học sinh bị chảy máu, vụ việc được gia đình phản ánh

Trước đó, một vụ việc tương tự đã được công an huyện Thanh Trì thông tin kết quả giám định sức khỏe của cháu Nguyễn M.H. (SN 2012, học sinh trường tiểu học Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), học sinh trong vụ phụ huynh “tố” giáo viên chủ nhiệm dùng tay đánh, tát vào tai.

Theo kết luận giám định, các chạm vết thương phần mềm vùng mặt không tổn thương xương hiện không để lại sẹo, vết biến đổi sắc tố da. Nhiều khả năng các chạm thương do vật tày (vật không sắc, không nhọn, không có sắc nhọn hay không có cạnh sắc-PV) gây nên.

Theo phản ánh của chị Đào Thị X. (trú tại xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) đến Người Đưa Tin Pháp luật, con gái chị là cháu Nguyễn M.H. bị cô giáo chủ nhiệm Đặng Thị Kim O. đánh, tát vào mặt.

“Ngày 12/5, sau khi đón con từ trường về, phát hiện môi con bị sưng, có vết bầm dập và tụ máu. Gặng hỏi mãi con tôi mới nói bị cô giáo chủ nhiệm đánh vì làm sai bài toán, cô giáo đánh bằng cách tát và lấy sách đập vào mặt. Ngoài đánh cô còn chửi mắng”, chị X. cho biết.

Qúa bức xúc vì mới buổi thứ 2 quay lại trường học sau dịch Covid-19 mà con chị đã bị “bạo hành”, chị đã gọi cho cô giáo chủ nhiệm để hỏi lý do vụ việc nhưng cô giáo đã phủ nhận và cho rằng, do môi có vảy nên con gái chị tự cạy môi dẫn đến chảy máu.

Ngày 13/5, chị X. đã hỏi các học sinh cùng lớp với con gái. Lúc này, nhiều bạn nói cô giáo có sử dụng tay và dùng sách để đánh. Tuy nhiên, khi làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường về vụ việc, cô giáo chủ nhiệm vẫn phủ nhận rằng mình không đánh cháu bé.

Ngay sau đó, chị X. đã đưa con gái đi giám định sức khỏe, đồng thời báo cáo sự việc tới Ban Giám hiệu nhà trường và Công an huyện Thanh Trì để làm rõ sự việc.