Việc xả rác diễn ra thường xuyên và mặc dù có thùng rác nhưng các loại giấy báo, ly nhựa, thức ăn, nước uống thừa vẫn được xả ngay bên cạnh thùng rác.
Cà phệ "bệt" được xem là nét văn hóa thú vị của Sài Gòn. Người uống không cần phải ghé ngồi đàng hoàng mà cứ ngồi bệt ngay ra vỉa hè, công viên... "chém gió" với bạn bè. Có rất nhiều khu vực cafe bệt nổi
tiếng ở Sài Gòn như lề đường Nguyễn Trung Trực (quận 1), cổng trường Marie
Curie (quận 3), công viên 23/9 (quận 1)...
Tuy nhiên địa điểm lý tưởng nhất thu hút rất đông bạn trẻ là khu vực công viên 30/4 trước cổng Dinh Độc lập, bên cạnh Nhà thờ Đức
Bà, đây được nhiều người ví là quán cà phê "lớn nhất" Sài Gòn. Từ ngày đến tối đều có rất nhiều bạn trẻ ngồi bệt ở đây, cả một khu công viên trở nên nhộn nhịp, đông đúc nhất là vào những tối cuối tuần.
Trên lối đi dạo ở công viên, những tấm bạt rộng đã được trải sãn cùng những lời chèo kéo của người bán nước uống, thức ăn đối với người đi dạo.
Ở mọi góc công viên đều có người bán đủ loại nước uống thức ăn vặt với giá chỉ từ 10 - 20 ngàn/phần.... Các bạn trẻ lót những tờ giấy báo ngồi và để thức ăn, nước uống.
Tuy nhiên, sau mỗi cuộc vui, các bạn trẻ rời đi nơi khác và chỗ ngồi của họ còn đọng lại nhiều "chiến lợi phẩm" vẫn ở lại đó.
Đủ mọi rác, từ ly nhựa, vỏ chai, giấy báo, thức ăn thừa... được bỏ lại ở những lối đi trong công viên.
Ở mọi góc trong khu công viên đều tràn ngập rác, nhiều nhất là những tờ giấy báo.
Những tờ báo dùng để lót ngồi, để thức ăn... khi không được thu dọn sẽ bay khắp nơi.
Nhiều bạn trẻ vân vô tư ngồi nói chuyện khi bên cạnh mình là đống rác.
Không chỉ ở công viên 30/4 mà khoảng sân trước nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố cũng là điểm ngồi cà phê "bệt" thú vị.
Và nơi đây cũng không thoát khỏi cảnh "người đi rác ở lại".
Thay vì bỏ vào thùng rác thì các loại giấy, ly, đồ uống... lại được để thành từng đống ở gốc cây.
Cho đến chậu hoa.
Hoặc vỉa hè.
Mặc dù có nhiều thùng rác quanh khu vực này nhưng dễ dàng bắt gặp cảnh bỏ rác bên ngoài.
"Chúng mình bỏ tiền ra mua nước, người bán đưa cho giấy báo để ngồi thì họ phải có nhiệm vụ dọn đi chứ", một nhóm bạn trẻ giải thích.
Thực tế, những người bán rồi cũng sẽ dọn rác nhưng phải khá lâu sau thì rác mới được họ thu gom lại khi hết chỗ ngồi bệt và có khách mới. Tuy nhiên, người bán cũng chỉ mang rác từ điểm này sang điểm khác như góc cây, nắp cống... thay vì bỏ hẳn vào thùng rác. Và thường rác sẽ không được dọn kĩ càng.
Hình ảnh rác tràn ngập ở khu cà phê bệt không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây mất mỹ quan đô thị, khi đây lại là khu trung tâm của thành phố, nơi có các di tích lịch sử và nhiều người nước ngoài đến.