Nâng mũi bằng tiêm filler, một phụ nữ bị mù một phần
Nâng mũi không thành công có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Điều đầu tiên phải nói là bạn sẽ có một chiếc mũi rất không tự nhiên hiện lên trên gương mặt.
Nhưng mất thị lực cũng là một tác dụng phụ không mong muốn liên quan đến việc nâng mũi, đặc biệt là nâng mũi không cần phẫu thuật. Theo đó, kỹ thuật viên sẽ tiêm filler để nâng mũi. Thủ tục này được gọi là nâng mũi không phẫu thuật hay nâng mũi lỏng, hiện nay rất thịnh hành.
Mới đây, JAMA Ophthalmology đưa ra một báo cáo trường hợp nâng mũi bằng việc sử dụng chất làm đầy canxi hydroxyapatite để giảm đau mắt. Bệnh nhân 40 tuổi được tiêm chất làm đầy có chứa canxi hydroxyapatite vào mặt. Chất làm đầy nhanh chóng ngăn chặn việc cung cấp máu cho một lớp mắt được gọi là màng đệm, dẫn đến mù một phần và đau dữ dội.
Nâng mũi không thành công có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Bệnh nhân ngay lập tức được điều trị bằng sildenafil citrate (hay còn gọi là Viagra, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể). Cô cũng được dùng corticosteroid để giảm viêm, cũng như thuốc để hạ huyết áp trong mắt. Thật không may, không có biện pháp nào trong số các biện pháp này giải quyết tình trạng mù một phần của cô.
Theo AAFPRS, mặc dù tiêm chất làm đầy mũi gây ra tổn thương cơ thể cho bệnh nhân này, nhưng quy trình này không được coi là nguy hiểm nếu sử dụng chất làm đầy đúng. Các chất làm đầy khác không gây tranh cãi bao gồm Juvederm, Belotero và Restylane.
Theo Viện Hàn lâm Phẫu thuật Tạo hình và Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAFPRS), nâng mũi không phẫu thuật được tiến hành như sau: Bác sĩ phẫu thuật tiến hành tiêm chất làm đầy vào mũi của bệnh nhân để định hình dáng mũi. Các chỉnh sửa nhỏ có thể được thực hiện với phẫu thuật nâng mũi không phẫu thuật, chẳng hạn như lấp đầy vùng kín hoặc vùng bị lõm trong mũi, nâng góc mũi hoặc làm phẳng vết sưng…
Tiêm chất làm đầy để nâng mũi sẽ cho dáng mũi đẹp nhưng không bền.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng nâng mũi không phẫu thuật là điều không nên, đặc biệt nếu bác sĩ sử dụng chất làm đầy mang tên Radiesse, có chứa canxi hydroxyapatite. AAFPRS nói rằng việc sử dụng Radiesse trong nâng mũi bằng filler đang gây tranh cãi bởi vì nhiều bác sĩ phẫu thuật tin rằng sử dụng canxi hydroxyapatite trong mũi có thể gây vôi hóa.
Hãy từ bỏ ý định nâng mũi không cần phẫu thuật
Là một chuyên gia trong ngành, GS.TS Trần Thiết Sơn (Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn) nhận định, tiêm chất làm đầy được nhiều chị em hiện nay rất ưa chuộng bởi lẽ đây là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ không cần đụng đến dao kéo, không gây đau đớn, không mất nhiều thời gian cũng như không phải nghỉ dưỡng…
Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích nâng mũi với filler. Nguyên nhân là chất này không thể đậu trên sống mũi. Trong khi cấu tạo sống mũi có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn. Cả phần mũi có hình tháp, nếu bổ ngang sẽ cho hình tam giác. Do đó, chất làm đầy không thể đậu trên đỉnh của tam giác này. Dần dần, phần da phía trên đè xuống, xẹp sang 2 bên khiến mũi bị bè, to. Càng bơm nhiều, chất làm đầy càng bị ép khiến dịch tràn sang 2 bên vì đây là vùng trũng. Từ đó, mũi có nguy cơ biến dạng, bên cạnh nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng do chất liệu không đảm bảo.
Nếu bạn đang xem xét việc nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy, hãy cân nhắc kỹ. Bởi nâng mũi không phẫu thuật chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn cùng những nguy cơ đi kèm như trường hợp của người phụ nữ trên, bên cạnh nhiều biến chứng hoại tử của những trường hợp trước đó được tiến hành tại nhiều cơ sở spa thẩm mỹ.
Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn loại chất làm đầy mà họ dự định sử dụng. Và hãy chắc chắn rằng bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật nâng mũi đồng thời thực hiện với trang thiết bị y tế đầy đủ.