Nâng mũi có thể nói là một trong những bộ phận được chị em phụ nữ muốn tiến hành nhất trên gương mặt của mình. Với đặc trưng mũi thấp của người Á Đông, chị em chúng ta luôn muốn cải thiện dáng mũi để gương mặt hài hòa hơn, xinh đẹp hơn. Mặc dù vậy, nhiều chị em chưa từng đụng chạm dao kéo cảm thấy lo lắng khi đi nâng mũi. Liệu nâng mũi có đau lắm không? Làm thế nào để giảm đau thậm chí không phải chịu đau chút nào khi đi nâng mũi?

Đồng quan điểm này, ThS.BS Nguyễn Thanh Hùng (chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội) cho biết, có rất nhiều bạn khi đi nâng mũi chia sẻ với bác sĩ rằng "em sợ đau lắm", "em muốn gây mê để nâng mũi được không hả bác sĩ"... Trong video này, BS Hùng sẽ chia sẻ các phương pháp giảm đau trong phẫu thuật nâng mũi và nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp nhất với chính mình.

Các phương pháp giảm đau khi nâng mũi được ThS.BS Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ.

Theo BS Hùng, đa số các trường hợp khi đi nâng mũi đều được đánh giá là phẫu thuật tiểu phẫu, cho phép thực hiện tại các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. "Nếu trường hợp mũi của bạn đơn giản, phẫu thuật không quá phức tạp, thực hiện lần đầu, không cần chỉnh sửa nhiều thì bạn có thể sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ", BS Hùng cho biết.

Gây tê tại chỗ

Gây tê tại chỗ là gì?

Gây tê tại chỗ có nghĩa là bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc tê để tiêm tại chỗ ở vùng phẫu thuật. Sau 5-10 phút tiêm, thuốc sẽ có tác dụng, ngấm thuốc tê giúp bạn phong bế các dây thần kinh gây ra cảm giác đau đớn. Trong quá trình tiêm thuốc tê, đầu óc bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau tại vùng phẫu thuật được gây tê. Thuốc tê sẽ có tác dụng hơn 2 tiếng đảm bảo thời gian hoàn thành phẫu thuật nâng mũi.
Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 3.

Ưu điểm - hạn chế của gây tê tại chỗ

Ưu điểm:

- Chỉ có tác dụng tại chỗ.

- Không gây ức chế thần kinh trung ương, vẫn có thể tỉnh táo hoàn toàn trước - trong và sau phẫu thuật.

- Không ảnh hưởng tới sức khỏe vì lượng thuốc tê đi qua cơ thể rất ít.

- Không cần nghỉ dưỡng nhiều sau phẫu thuật.

- Chi phí rẻ hơn so với các phương pháp gây mê khác.

Hạn chế:

Có thể gây ra lo lắng, sợ hãi cho những bạn tâm lý yếu.

Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 5.

Nâng mũi tiền mê

Nâng mũi tiền mê là gì?

Nâng mũi tiền mê là phương pháp nâng mũi sử dụng các loại thuốc an thần nhẹ để ức chế thần kinh trung ương, giúp bạn ngủ trong giai đoạn bác sĩ gây tê - giai đoạn đầu của phẫu thuật. Khi bạn không cảm nhận được cơn đau đó nữa, bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ. "Tiền mê sẽ có tác dụng trước khi tiêm gây tê để bạn ngủ, an thần và không cảm nhận được cái đau của quá trình gây tê. Còn tác dụng giảm đau khi nâng mũi vẫn là của thuốc gây tê tại chỗ", BS Hùng nhấn mạnh.
Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 7.

Ưu điểm - Hạn chế của nâng mũi tiền mê

Ưu điểm:

- Phù hợp cho những bạn tâm lý yếu, sợ đau.

- Phẫu thuật khá nhẹ nhàng.

Hạn chế:

Không phải cơ sở làm đẹp nào cũng có thể tiến hành nâng mũi tiền mê. Nâng mũi tiền mê chỉ thực hiện được tại các bệnh viện, tuyệt đối không được thực hiện tại phòng khám bên ngoài.

Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 9.

Nâng mũi gây mê toàn bộ

Nâng mũi gây mê toàn bộ là gì?

Nâng mũi gây mê toàn bộ là phương pháp nâng mũi mà tác dụng của thuốc mê duy trì suốt quá trình mổ. Bạn sẽ ngủ hoàn toàn, không biết gì cả trong quá trình nâng mũi.

Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 11.

Trường hợp nào nên nâng mũi gây mê toàn bộ?

Theo BS Hùng, đó là những trường hợp cần sửa mũi phức tạp, thời lượng cuộc mổ kéo dài, cần can thiệp nhiều đến cấu trúc mũi như chỉnh xương, đục xương, mũi có cấu trúc phức tạp hoặc sửa lại những mũi bị co rút, biến dạng hoặc sửa mũi sau chấn thương, bị dị tật bẩm sinh hoặc những trường hợp nâng mũi cấu trúc sụn sườn.
Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 13.

Ưu điểm - hạn chế nâng mũi gây mê toàn bộ

Ưu điểm:

Đảm bảo thời gian cho cuộc mổ kéo dài mà không hề bị đau.

Hạn chế:

- Bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện.

- Chi phí cao hơn nâng mũi tiền mê, nâng mũi gây tê tại chỗ.

Nâng mũi nhưng sợ đau? Chuyên gia chỉ ra 3 phương pháp chặn đứng cơn đau, giúp bạn yên tâm làm đẹp - Ảnh 15.

BS Thanh Hùng lưu ý, đối với các trường hợp nâng mũi gây mê thì bạn cần phải nghỉ ngơi, theo dõi sau khi phẫu thuật xong tại bệnh viện ít nhất 1 ngày để bác sĩ đánh giá, theo dõi những tác dụng phụ của thuốc mê như tình trạng mệt mỏi, buồn nôn...

Tóm lại, có 3 phương pháp giảm đau trong phẫu thuật nâng mũi là gây tê tại chỗ, tiền mê và gây mê toàn bộ. Đối với những trường hợp mũi mới (chưa nâng mũi bao giờ), chỉnh sửa mũi đơn giản, không đòi hỏi chỉnh sửa nhiều và phức tạp, tâm lý khách hàng tốt thì nên sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ. Còn với những bạn tâm lý yếu thì nên nâng mũi tại bệnh viện, sử dụng phương pháp tiền mê hoặc gây mê toàn bộ. Nâng mũi tiền mê thì nhẹ nhàng hơn, chỉ có tác dụng ban đầu. Còn với trường hợp mũi cần chỉnh sửa, can thiệp phức tạp, thời gian mổ kéo dài thì tốt nhất nên lựa chọn nâng mũi gây mê toàn bộ nhé!