Hiện tại Khoa Bệnh Nhiệt - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đới có khoảng 70 bệnh nhi thì số ca điều trị nội trú có liên quan đến bệnh về đường tiêu hóa đã chiếm khoảng 60%, với gần 40 ca. Hầu hết các ca này đều là bệnh nặng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cho biết: Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nước, mất chất điện giải dẫn tới nguy cơ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
Ngoài bệnh về đường tiêu hóa, thời tiết nắng nóng kéo dài còn khiến cho một số bệnh ở trẻ bắt đầu tăng cao như bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, các phụ huynh cần chú ý khâu vệ sinh cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị.
Những ngày gần đây, nhiệt độ cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống. Do vậy, số trẻ nhỏ mắc bệnh về đường tiêu hóa như: Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp, lỵ… tăng cao đột biến.
Biểu hiện chung bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ là sau khi bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh khoảng 2 ngày, trẻ sẽ bị nôn, đi ngoài lỏng nhiều lần, sốt… Tình trạng bệnh kéo dài từ 3-7 ngày, thậm chí hơn 10 ngày. Do trẻ đi ngoài nhiều gây mất nước, mệt mỏi, gầy yếu nên cha mẹ thường sốt ruột muốn tìm mọi cách để chữa bệnh cho con bằng các bài thuốc dân gian hay thuốc cầm tiêu chảy. Thậm chí còn cho con kiêng ăn những thứ bổ dưỡng vì sợ con đầy bụng. Do đó, trẻ vốn bị mất nước lại thêm thiếu dinh dưỡng càng mệt mỏi, suy nhược.
Việc cần làm để phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lệ khuyến cáo để phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè, cha mẹ cần lưu Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn những thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bổ sung vitamin đầy đủ cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả, uống các loại vitamin tổng hợp…
Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt, vệ sinh nhà cửa nơi ở sạch sẽ.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết cho trẻ để chủ động loại bỏ các nguy cơ.
Tuyệt đối không được tự chữa trị cho trẻ bằng cách cho uống các loại thuốc dân gian hay cho trẻ kiêng ăn các loại thức ăn bổ dưỡng. Như vậy thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị sớm (nếu có bệnh).
Xem thêm các Bệnh trẻ thường mắc vào mùa hè TẠI ĐÂY.