Cyprien Verseux là một nhà nghiên cứu sinh vật học và vũ trụ học, hiện đang làm việc trên cơ sở khoa học xa xôi nhất trên thế giới: Trạm Concordia ở Nam Cực. Ngay cả Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), cao hơn 400km so với Trái Đất, vẫn gần với nền văn minh hơn nơi này - Concordia nằm sâu trong lục địa cô lập và khắc nghiệt nhất của loài người.
Cyprien Verseux, một trong những nhà khoa học sống và làm việc tại lục địa cô lập và khắc nghiệt nhất thế giới
Khi không phải lấy mẫu vật và nghiên cứu về khí hậu nơi đây, Cyprien viết blog để chia sẻ kinh nghiệm sống của mình trong môi trường khắc nghiệt này. Với Cyprien, đó là những thử thách khó khăn nhưng lại là câu chuyện hấp dẫn.
Được sống ở một trong những vùng sâu nhất Nam Cực với một nhóm các nhà khoa học - vi khuẩn thậm chí không thể tồn tại ở nơi đây. Khoảng 9 tháng mỗi năm, trong mùa đông, có thể coi là "nội bất xuất, ngoại bất nhập" vì quá lạnh.
"Lạnh đến nỗi xe cộ không thể đến và đi, chúng tôi hiện có 13 thành viên gồm kỹ thuật viên, nhà khoa học, bác sĩ và đầu bếp", Cyprien nói với B.P.
Đất đai cằn cỗi, không khí thiếu oxy và màu trắng xóa của băng tuyết khiến các nhà khoa học cảm thấy họ đang sống trên một hành tinh khác.
"Đây là khu vực lạnh nhất trên hành tinh, với nhiệt độ -80 độ C vào mùa đông", Cyprien chia sẻ. "Chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời một lần nữa vào tháng 8 vừa qua, 3 tháng trước nó gần như không xuống dưới đường chân trời. Không khí rất khô và thiếu oxy".
Vào một trong những ngày nhiệt độ xuống cực thấp (-70 độ C), Cyprien quyết định ra ngoài và... nấu ăn, anh ghi lại trạng thái của thực phẩm trong sự băng giá kinh hoàng. Tất nhiên, nó mang tính chất vui là chính chứ không phải lêu hêu dã ngoại.
Cyprien Verseux là một nhà nghiên cứu sinh vật học và vũ trụ học, hiện đang làm việc trên cơ sở khoa học xa xôi nhất trên thế giới: Trạm Concordia ở Nam Cực
Ngay cả Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), cao hơn 400km so với Trái Đất, vẫn gần với nền văn minh hơn nơi này - Concordia nằm sâu trong lục địa cô lập và khắc nghiệt nhất của loài người. Hãy nhìn đi, đây là phô mai "chảy" ở nhiệt độ - 70 độ C
Khi không phải lấy mẫu vật và nghiên cứu về khí hậu nơi đây, Cyprien viết blog để chia sẻ kinh nghiệm sống của mình trong môi trường khắc nghiệt này. Với Cyprien, đó là những thử thách khó khăn nhưng lại là câu chuyện hấp dẫn
Rõ ràng chỉ là trò đùa vui vẻ nhưng những quả trứng cứng đơ dù đã tách vỏ kia đã phần nào lột tả sự khốc liệt ở Concordia
Không phải đồ ăn giả của Nhật hay phụ kiện quay quảng cáo đâu nhé, là thật đấy
"Đây là khu vực lạnh nhất trên hành tinh, với nhiệt độ -80 độ C vào mùa đông", Cyprien chia sẻ. "Chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời một lần nữa vào tháng 8 vừa qua, 3 tháng trước nó gần như không xuống dưới đường chân trời. Không khí rất khô và thiếu oxy"
Mì bay
Bánh bay
Có thể nói, trạm nghiên cứu Concordia ở Nam Cực giống như một sa mạc chết. Tuy nhiên, nó lại hấp dẫn giới khoa học
Cứ sống sót được ở đây đã rồi hãy tính chuyện "chuyển nhà" lên cung Trăng hay sao Hỏa
"800.000 năm qua, chưa bao giờ mức khí nhà kính lại cao như thế này"
Theo B.P