Theo Debra Jaliman, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư da liễu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, đổ mồ hôi là hiện tượng hoàn toàn bình thường của con người. Đây là một cách giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Bạn sẽ được hạ nhiệt thông qua cơ chế bốc hơi mồ hôi.

Đôi khi, hiện tượng đổ mồ hôi thực sự gây khó chịu cho chúng ta trong một số thời điểm nhất định, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường nóng hoặc vận động cường độ cao. Dù gây cảm giác không thoải mái, cơ chế tự điều hòa nhiệt độ của cơ thể này không gây hại tới sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý nếu ra nhiều mồ hôi bất thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu bạn thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, đừng bỏ qua những điều này - Ảnh 1.

Đổ mồ hôi là hiện tượng hoàn toàn bình thường của con người.

Thế nào là đổ nhiều mồ hôi?

Chúng ta có thể đổ ít hoặc nhiều mồ hôi, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mỗi người. Hiển nhiên, một người có thói quen thường xuyên tập thể dục hoặc phải làm việc ở khu vực nóng và ẩm ướt sẽ ra nhiều mồ hôi hơn so với người ít vận động. Trên thực tế, đổ vài lít mồ hôi một ngày là hiện tượng không hề hiếm gặp.

Dù là một quá trình tự nhiên, đôi khi, đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Khoảng 220 triệu người tương đương 3% dân số thế giới mắc phải hội chứng tăng tiết mồ hôi. Các tuyến bán hủy là nơi có nhiệm vụ kiểm soát quá trình ra mồ hôi. Ở những người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi, các tuyến này thường hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến hiện tượng ra nhiều mồ hôi hơn lượng cần thiết để làm mát cơ thể.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc một số bộ phận nhất định. Nhìn chung, hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu bạn thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, đừng bỏ qua những điều này - Ảnh 2.

Dù là một quá trình tự nhiên, đôi khi, đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

Các vấn đề sức khỏe mọi người có thể gặp phải bao gồm rối loạn chuyển hóa như bệnh cường giáp, tiểu đường, nhiễm trùng hoặc ung thư hạch bạch huyết. Hơn nữa, lạm dụng rượu bia, sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, căng thẳng, lo âu và thay đổi nội tiết tố cũng có liên quan mật thiết đến hội chứng tăng tiết mồ hôi.

Trên thực tế, hội chứng tăng tiết mồ hôi thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thân. Hội chứng này cũng có thể xảy ra ở nhiều khu vực riêng biệt như bàn chân, bàn tay, đầu và các bộ phận khác trên cơ thể.

Do cơ thể mỗi người khác nhau, các chuyên gia khó thể đưa ra một mức quy định chung nhằm nhận biết tình trạng đổ mồ hôi quá mức. Vậy làm thế nào để bạn xác định bản thân có đang gặp phải vấn đề này hay không? Nếu chưa có điều kiện đến bác sĩ để được chẩn đoán, bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu cơ bản như quần áo thấm nhiều mồ hôi, mắc phải các vấn đề về da do da ẩm ướt quá mức hoặc đổ mồ hôi ngay cả khi bạn không dùng nước.

Biện pháp ngăn ngừa đổ nhiều mồ hôi

Nếu bạn thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, đừng bỏ qua những điều này - Ảnh 3.

Nếu mồ hôi khiến bạn xấu hổ và khó chịu, hãy sử dụng các sản phẩm khử mùi chứa chất kháng khuẩn, thậm chí tiêm botox.

Nếu mồ hôi khiến bạn xấu hổ và khó chịu, hãy sử dụng các sản phẩm khử mùi chứa chất kháng khuẩn. David E. Bank, chuyên gia y khoa, bác sĩ da liễu, phó giáo sư tại Trung tâm y tế Columbia Presbyterian kiêm tác giả của cuốn Beautiful Skin: Every Woman's Guide to Looking Her Best at Any Age cho biết, các loại thuốc chống mồ hôi chuyên dụng đã có mặt trên thị trường rất nhiều năm và đem lại hiệu quả lớn trong việc ngăn ngừa ra mồ hôi quá nhiều.

Từ năm 2004, Botox đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn điều trị chứng ra mồ hôi nghiêm trọng ở cả nách và lòng bàn tay. Botox có khả năng tạm thời ngăn chặn sự giải phóng các chất gây kích thích tuyến mồ hôi của bạn. Theo Hiệp hội Hyperhidrosis Quốc tế, tiêm Botox đã được chứng minh làm giảm mồ hôi 82-87%. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng nhận thấy kết quả điều trị chỉ trong vòng hai đến bốn ngày.

Theo các chuyên gia đổ mồ hôi quá nhiều có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, điều quan trọng là mọi người cần tìm nguyên nhân và đưa biện pháp điều trị đúng đắn. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. tuyến giáp, cao huyết áp và thuốc chống trầm cảm có thể gây mồ hôi quá mức. Đổ mồ hôi nhiều cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, bệnh tim, phổi, tiền mãn kinh và đôi khi thậm chí là đột quỵ.

(Nguồn: Womenshealthmag)